BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Phạm Thị Huế Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Thanh Học Viện Phụ nữ Việt Nam

Tóm tắt

Ngày nay, bình đẳng giới là vấn đề mang tính quốc tế, là mối quan tâm của toàn nhân loại. Muốn thực hiện được bình đẳng giới thì trước hết phải thực hiện được bình đẳng giới trong hộ gia đình, trong đó, bình đẳng giới trong phân công lao động và phát triển kinh tế hộ có ý nghĩa quyết định. Bài viết đã mô tả đặc điểm chung của hộ dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, đồng thời phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu trên các khía cạnh: Đóng góp kinh tế của phụ nữ và đàn ông; Quyền sở hữu đất đai trong sản xuất nông nghiệp; Quyền quản lý tài chính và quyết định đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã có những đánh giá, nhận xét phù hợp thực tiễn để phản ánh rõ nét thực trạng, đồng thời đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, kế thừa, tổng hợp thông tin từ các báo cáo, đề tài trong nước và nước ngoài; Phương pháp quan sát thực địa, Phương pháp chuyên gia và một số phương pháp xử lý số liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ dân tộc thiểu số đã có sự biến đổi theo hướng tích cực trong mối quan hệ giữa các thành viên, tuy nhiên vẫn còn mang nhiều định kiến giới. Chính điều này đã làm giảm giá trị lao động của phụ nữ và cản trở quá trình thực hiện bình đẳng giới. 

Tải xuống

Số lượt xem: 23
Tải xuống: 22

Đã Xuất bản

30-06-2020

Cách trích dẫn

Thị Huế, P., & Văn Thanh, N. (2020). BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 130–136. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/625

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển