ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM CỎ, THẢM KHÔ ĐẾN SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TRẮC (Dalbergia chochinchinesis Pierre) TÁI SINH TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HƠI ẨM NHIỆT ĐỚI, Ở TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Phạm Văn Hường Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Hoàng Văn Tùng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước
  • Kiều Phương Anh Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Lê Hồng Việt Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Phạm Thị Luận Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Cây Trắc, rừng kín thường xanh, tái sinh, Tân Phú, thảm cỏ, thảm khô

Tóm tắt

Thông qua điều tra mật độ Trắc (Dalbergia chochinchinensis Pierre) tái sinh và đặc điểm thảm cỏ, thảm khô ở 90 ODB có diện tích 25 m2 trên 3 OTC có diện tích 1,0 ha điển hình, đại diện cho 3 trạng thái rừng nơi quần thể Trắc phân bố tập trung, kết quả cho thấy: Độ che phủ của thảm cỏ (DCP, %), độ dày thảm cỏ (DayC, cm) và độ dày thảm khô (DayK, cm) ở trạng thái rừng nghèo cao hơn so với rừng trung bình và rừng giàu. Mật độ Trắc tái sinh trong 3 trạng thái rừng có sự khác nhau rõ nét, ở trạng thái rừng giàu là 11500 cây/ha, cao hơn so với ở rừng trung bình 0,28 lần và cao hơn rừng nghèo 1,02 lần. Phương trình hồi quy mô phỏng mối quan hệ giữa thảm cỏ, thảm khô với mật độ Trắc tái sinh có dạng NrDc = 15623,20 - 107,02*DCP - 153,90*DayC + 1,10*DCP*DayC; NrDc = 16151,30 - 107,33*DCP - 548,84*DayK - 4,76*DCP*DayK. Mật độ Trắc tái sinh phân cấp được 6 cấp tương tứng với các điều kiện thảm cỏ và thảm khô khác nhau, có 64% điều kiện về thảm cỏ, thảm khô thích hợp cho mật độ Trắc ở trung bình trở lên; 20,2% các điều kiện thích hợp cho Trắc phân bố ở mức thấp từ 1 - 3000 cây/ha; có 15,7% các điều kiện về thảm cỏ và thảm khô không thích hợp cho Trắc tái sinh xuất hiện.

Tải xuống

Số lượt xem: 61
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

24/11/2020

Cách trích dẫn

Văn Hường, P., Hoàng Văn Tùng, Phương Anh, K., Hồng Việt, L., & Thị Luận, P. (2020). ẢNH HƯỞNG CỦA THẢM CỎ, THẢM KHÔ ĐẾN SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TRẮC (Dalbergia chochinchinesis Pierre) TÁI SINH TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HƠI ẨM NHIỆT ĐỚI, Ở TÂN PHÚ, ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 040–049. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/624

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng