ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU ÂM CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU NỘI THẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


Các tác giả

  • Nguyễn Văn DIễn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lý Tuấn Trường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Thị Yến Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hệ số hút âm (α), lượng hút âm (A), phương pháp hỗn hướng, ván tiêu âm, vật liệu tiêu âm

Tóm tắt

Vật liệu tiêu âm nói chung và vật liệu tiêu âm được sản xuất từ gỗ nói riêng đang được cung cấp trên thị trường Việt Nam, sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các loại sản phẩm vật liệu tiêu âm này được các nhà cung cấp công bố các thông số sản phẩm, đặc biệt là hệ số tiêu âm mà hầu như không có cơ quan hay đơn vị nào ở Việt Nam đứng ra kiểm tra, đánh giá lại sản phẩm này. Vì thế, việc xây dựng mô hình kiểm tra và đánh các sản phẩm tiêu âm được cung cấp trên thị trường Việt Nam đang được các nhà Khoa học, nhà sản xuất, thi công và người tiêu dùng quan tâm. Trong bài viết này tác giả trình bày kết quả kiểm tra hệ số tiêu âm của vật liệu tiêu âm được sản xuất từ gỗ bằng phương pháp hỗn hướng. Kết quả kiểm tra 03 loại vật liệu nội thất cho thấy, lượng hút âm (A) của vật liệu có thanh kê (30 x 30 mm) cao hơn so với mẫu ván đặt xuống nền nhà. Lượng hút âm có thanh kê (Ak): 23,386; 24,124; 24,775; Lượng hút âm không có thanh kê (A0): 22,922; 23,678; 24,391. Hệ số tiêu âm (αtn) trên đều thấp hơn hệ số tiêu âm nhà cung cấp ván tiêu âm trên thị trường Việt Nam: Khi có thanh kê: αtn = 0,03 + Dα (0,73; 0,769; 0,830); Khi đặt xuống nền nhà: αtn = 0,03 + Dα (0,686; 0,728; 0,794).

Tải xuống

Số lượt xem: 62
Tải xuống: 49

Đã Xuất bản

30/06/2020

Cách trích dẫn

Văn DIễn, N., Tuấn Trường, L., & Thị Yến, T. (2020). ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIÊU ÂM CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU NỘI THẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 094–104. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/611

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả