MÔ HÌNH HÓA VÙNG PHÂN BỐ VÀ ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CÂY SÓI RỪNG (Sarcandra glabra) Ở LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Lê Văn Sơn Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà
  • Nguyễn Lương Minh Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà
  • Trương Quang Cường Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà
  • Lê Quang Minh Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà
  • Nguyễn Sỹ Quang Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà
  • Lương Văn Dũng Trưởng Đại học Đà Lạt
  • Lê Đình Việt Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng

Từ khóa:

dược liệu, mô hình hóa, phân bố, Sói rừng, trữ lượng

Tóm tắt

Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) là loài cây có giá trị dược liệu đã được sử dụng nhiều trong dân gian, trong đông y và được chiết xuất sử dụng trong một số loại thuốc tây y như Gout Tâm Bình, Gout AZ... Lâm Đồng là một trong 8 tỉnh ở Việt Nam đã ghi nhận có phân bố tự nhiên của Sói rừng. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã khảo sát và xác định được Sói rừng có phân bố tự nhiên tại 07 trên 12 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng, ở độ cao từ 1.180 m đến 2.144 m. Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm Maxent để mô hình hóa vùng phân bố tiềm năng, đã xác định được diện tích phân bố tiềm năng của Sói rừng là 23.306,42 ha. Kết quả ước lượng  cho thấy Lâm Đồng có tổng trữ lượng Sói rừng khoảng 3.087,947 tấn. Lạc Dương là huyện được ước lượng có trữ lượng Sói rừng lớn nhất với khoảng 2.768,395 tấn. Qua đó cho thấy huyện Lạc Dương là khu vực có tiềm năng nhất trong tỉnh để khai thác và phát triển nguồn nguyên liệu Sói rừng trong tự nhiên làm dược liệu.

Tải xuống

Số lượt xem: 22
Tải xuống: 16

Đã Xuất bản

27/07/2021

Cách trích dẫn

Văn Sơn, L., Lương Minh, N., Quang Cường, T., Quang Minh, L., Sỹ Quang, N., Văn Dũng, L., & Đình Việt, L. (2021). MÔ HÌNH HÓA VÙNG PHÂN BỐ VÀ ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CÂY SÓI RỪNG (Sarcandra glabra) Ở LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 115–122. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/529

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả