VAI TRÒ CỦA RỪNG TRỒNG VÀ RỪNG THỨ SINH TRONG BẢO TỒN BỌ CHÂN CHẠY TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG


Các tác giả

  • Bùi Văn Bắc Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Đức Cường Hạt Kiểm lâm huyện Cao Phong, Hòa Bình
  • Phùng Văn Khả Nông trường Mộc Châu, Sơn La

Từ khóa:

Bọ chân chạy, rừng thứ sinh, rừng tự nhiên, rừng trồng, Vườn Quốc gia Cát Bà

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá vai trò của rừng trồng và rừng thứ sinh đối với việc bảo tồn bọ chân chạy ở Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà. Bẫy hố được sử dụng để thu thập bọ chân chạy tại ba kiểu rừng: rừng trồng keo, rừng thứ sinh và rừng tự nhiên. Tổng cộng, 60 điểm đặt bẫy đã được lấy mẫu trong bốn đợt điều tra thực địa từ năm 2020 đến năm 2021. Nghiên cứu ghi nhận 29 loài bọ chân chạy từ ​​987 cá thể. Rừng trồng keo có số lượng cá thể bọ chân chạy cao nhất, mặc dù kiểu rừng này ghi nhân số lượng loài và tính đa dạng của quần xã bọ chân chạy thấp nhất. Các khu rừng thứ sinh cho thấy sự tương đồng với rừng tự nhiên về số lượng cá thể, số lượng loài và chỉ số đa dạng Shannon của quần xã bọ chân chạy, điều này mang lại hy vọng cho sự phục hồi các quần xã bọ chân chạy trong quá trình diễn thế rừng. Tuy nhiên, cấu trúc quần xã bọ chân chạy cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa rừng thứ sinh và rừng tự nhiên, dẫn đến những khác biệt tiềm năng về chức năng sinh thái của bọ chân chạy giữa hai kiểu rừng này. Việc giảm số lượng các loài bọ chân chạy có kích thước lớn trong các khu rừng thứ sinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng sinh thái của chúng. Tỷ lệ che phủ của lớp thảm mục, thảm tươi, cây bụi và cây gỗ là các nhân tố ảnh hưởng ý nghĩa tới cấu trúc quần xã bọ chân chạy ở VQG Cát Bà.

Tải xuống

Số lượt xem: 56
Tải xuống: 21

Đã Xuất bản

27/07/2021

Cách trích dẫn

Văn Bắc, B., Đức Cường, L., & Văn Khả, P. (2021). VAI TRÒ CỦA RỪNG TRỒNG VÀ RỪNG THỨ SINH TRONG BẢO TỒN BỌ CHÂN CHẠY TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 087–096. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/521

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả