MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU ĐO (Milionia basalis) ĂN LÁ TÙNG LA HÁN (Podocarpus macrophyllus) TẠI MỘT SỐ KHU VỰC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM


Các tác giả

  • Đào Ngọc Quang Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Văn Bình

Từ khóa:

Đặc điểm sinh học, hại sâu đo, mức độ gây, Tùng la hán

Tóm tắt

Tùng la hán Podocarpus macrophyllus là cây thân gỗ lâu năm, được gây trồng làm cây đô thị, cây bonsai, cây cảnh trong sân vườn của các đình, chùa ở các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây cây Tùng la hán bị loài sâu đo Milionia basalis Walker, 1985 (Lepidoptera: Geomitridae) gây hại với mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình (R=0,26-1,36). Trưởng thành toàn thân màu đen ánh kim, có các dải màu xanh da trời ở các đốt bụng. Cánh màu đen, có các vệt xanh da trời phía gốc cánh. Cánh trước có dải màu cam ở vị trí giữa cánh nối với cuối cánh sau; trên dải màu cam ở cánh sau có 6 chấm đen kích thước không đều. Trứng hình oval, vỏ trứng có khối lục giác xếp đan xen nhau, trứng mới đẻ có màu trắng, sau chuyển sang màu xanh lục và trước khi nở có màu tím. Sâu non có 5 tuổi; tuổi 1 thân màu xanh nhạt, đầu, đuôi và 2 bên sườn bụng màu cam nhạt; tuổi 2 đến tuổi 5 thân màu đen, các đường chỉ màu trắng, đầu, đuôi và 2 bên sườn bụng màu nâu cam và các lông tơ trên thân màu trắng. Nhộng màu nâu, đốt cuối bụng có 2 gai nhọn.

Tải xuống

Số lượt xem: 45
Tải xuống: 49

Đã Xuất bản

31/03/2022

Cách trích dẫn

Ngọc Quang, Đào, & Văn Bình, L. (2022). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU ĐO (Milionia basalis) ĂN LÁ TÙNG LA HÁN (Podocarpus macrophyllus) TẠI MỘT SỐ KHU VỰC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 057–062. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/341

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường