KỸ THUẬT CHĂM SÓC LOÀI TẮC KÈ ĐUÔI VÀNG (Cnemaspis psychedelica) TẠI TRẠM BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ DẦU TIẾNG


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Tâm Anh Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã
  • Lê Trung Vương Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã

Từ khóa:

Bảo tồn, chăm sóc, gây nuôi sinh sản, kỹ thuật, Tắc kè đuôi vàng

Tóm tắt

Là một loài đặc hữu tại đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau, Tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica) đã trở thành loài động vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao tại Việt Nam. Cụ thể, Tắc kè đuôi vàng nằm trong Danh lục Đỏ IUCN (2022) ở bậc Nguy cấp (EN), và là loài cực kỳ nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm IB của Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện chương trình nhân nuôi để bảo tồn loài đặc hữu này, Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (Wildlife At Risk – WAR) đã kết hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Vườn Thú Cologne (Cộng hòa Liên bang Đức) thực hiện chương trình gây nuôi sinh sản loài Tắc kè đuôi vàng vì mục tiêu bảo tồn tại Trạm Bảo tồn Động vật Hoang dã Dầu Tiếng giai đoạn 2017-2022. Với nguồn giống ban đầu là chăm sóc 5 con đực và 6 con cái, sau đó, ghép cặp theo tỉ lệ 1:1, chúng tôi đã chăm sóc và gây nuôi sinh sản thành công 11 con F1 và 2 con F2 trong thời gian tháng 01/2017-12/2021. Từ đó, dựa trên những kinh nghiệm thực tế, chúng tôi xây dựng kỹ thuật chăm sóc Tắc kè đuôi vàng bao gồm từ khâu chọn giống, xây dựng chuồng nuôi, đặc điểm sinh sản (thời gian), chế độ ăn và các lưu ý trong công tác thú y, vệ sinh.

Tải xuống

Số lượt xem: 53
Tải xuống: 27

Đã Xuất bản

22/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Tâm Anh, N., & Trung Vương, L. (2023). KỸ THUẬT CHĂM SÓC LOÀI TẮC KÈ ĐUÔI VÀNG (Cnemaspis psychedelica) TẠI TRẠM BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ DẦU TIẾNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 062–068. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/305

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả