NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐỐM Eutropis macularius (REPTILIA: SQUAMATA: SCINCIDAE) Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN DỰA TRÊN KỸ THUẬT PCR-RAPD


Các tác giả

  • Trương Bá Phong Trường Đại học Tây Nguyên
  • Ngô Đắc Chứng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
  • Nguyễn Quang Hoàng Vũ Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế
  • Hoàng Tấn Quảng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế
  • Nguyễn Đức Huy Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế
  • Bùi Thị Chính Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
  • Trần Văn Giang Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
  • Ngô Văn Bình Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Từ khóa:

Đa dạng di truyền, Eutropis macularius, RAPD, Thằn lằn bóng đốm, Tây Nguyên

Tóm tắt

Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularius) thuộc họ Thằn lằn bóng (Scincidae), đa phần Thằn lằn bóng đốm ăn côn trùng, ấu trùng gây hại do đó chúng trở thành động vật có ích cho nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về đa dạng di truyền quần thể của loài Thằn lằn bóng đốm ở khu vực Tây Nguyên. Chúng tôi đã nghiên cứu đa dạng di truyền của 36 cá thể Thằn lằn bóng đốm thu ở một số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên bằng kỹ thuật đa hình các đoạn khuếch đại ngẫu nhiên (RAPD). Các hệ số đa dạng di truyền như số allele quan sát được (na), số allele hiệu quả (ne), hệ số đa dạng di truyền theo Nei (h), hệ số đa dạng di truyền theo Shannon (I) của 4 quần thể  nghiên cứu lần lượt là 1,9841; 1,2794; 0,1951 và 0,3283. Hệ số đa dạng nguồn gen trung bình giữa các quần thể (Hs) là 0,1692, chiếm 86,72% đa dạng nguồn gen của tổng các mẫu (Ht) là 0,1951. Hệ số đa dạng di truyền giữa các quần thể (Gst) là 0,1326 và dòng gen ước tính (Nm) là 3,2695. Mức độ tương đồng di truyền giữa các quần thể khá cao, dao động từ 93,46 đến 97,99%.

Tải xuống

Số lượt xem: 43
Tải xuống: 28

Đã Xuất bản

22/12/2023

Cách trích dẫn

Bá Phong, T., Đắc Chứng, N., Quang Hoàng Vũ, N., Tấn Quảng, H., Đức Huy, N., Thị Chính, B., Văn Giang, T., & Văn Bình, N. (2023). NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA THẰN LẰN BÓNG ĐỐM Eutropis macularius (REPTILIA: SQUAMATA: SCINCIDAE) Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN DỰA TRÊN KỸ THUẬT PCR-RAPD. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 032–039. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/287

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả