THỰC TRẠNG THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Lê Thị Mai Hương Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Trần Văn Hùng Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Kiến nghị, thu nhập bình quân đầu người, thực trạng thu nhập, Việt Nam

Tóm tắt

Bài viết dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Thống kê nhằm đánh giá thực trạng thu nhập bình quân của người dân Việt Nam trong giai đoạn từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả so sánh, sử dụng hệ thống chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập nhằm phân tích thực trạng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam có sự gia tăng đáng ghi nhận và đặc biệt trong năm 2020 trước nhiều khó khăn và thách thức của tình hình đại dịch Covid - 19, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn khá thấp và có chênh lệch khá xa giữa các vùng, miền, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập thấp. Bài viết đánh giá những thành tựu hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế về mức độ chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền, nhóm thu nhập dựa trên cơ sở phân tích hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Qua đó bài viết cũng nêu những đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao thu nhập quân đầu người của người dân Việt Nam và giảm bớt chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các nhóm thu nhập, giữa các vùng, miền, giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Tải xuống

Số lượt xem: 143
Tải xuống: 172

Đã Xuất bản

22/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Mai Hương, L., & Văn Hùng, T. (2023). THỰC TRẠNG THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (7), 166–173. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/257

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển