NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY ĐA KIM LOẠI NẶNG TỪ ĐẤT CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT BẢN ĐỊA CỦA VIỆT NAM


Các tác giả

  • Kiều Thị Duong Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Văn Năng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phùng Văn Khoa Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bãi đổ thải, kim loại nặng, tích lũy, z-score, biến động diện tích rừng, thực vật bản địa

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khả năng tích lũy đồng thời nhiều kim loại nặng (Pb, Cd, Cu, Zn, Cr và As) từ đất của 10 loài cây bản địa Việt Nam, bao gồm cây thân gỗ, cây thân thảo và cây bụi. Nghiên cứu được thực hiện trong nhà lưới với các cây được trồng trong chậu đất gây ô nhiễm đồng thời 6 kim loại nặng ở 3 mức nồng độ khác nhau (công thức thí nghiệm - CT). Nồng độ từng kim loại nặng trong mỗi CT cũng được thiết kế khác nhau. Thí nghiệm đối chứng không bổ sung kim loại nặng được tiến hành song song. Trong suốt 2 tháng thí nghiệm, các chỉ tiêu sinh trưởng của cây như chiều cao, số lá được đo đếm và đánh giá. Sau thí nghiệm, nồng độ kim loại nặng trong rễ, thân, và lá của các cây được phân tích bằng ICP-MS. Dữ liệu phân tích này được chuẩn hóa bằng chỉ số z-score để so sánh mức độ tích lũy giữa các loài và các CT. Kết quả cho thấy các loài có khả năng chống chịu và tích lũy đồng thời nhiều kim loại nặng tốt nhất theo thứ tự: Ráng seo gà, Ráng vi lân, Si, Kim giao, Dướng, Cỏ mần trầu, Cỏ gấu, Mẫu đơn đỏ, Thanh táo và Đa lông. Nghiên cứu này là cơ sở khoa học ban đầu để lựa chọn các loài cây tiềm năng trồng trên bãi thải đổ thải khai thác khoáng sản, nhằm loại bỏ kim loại nặng từ đất, phục hồi hệ sinh thái, tăng tính đa dạng sinh học và cải thiện cảnh quan môi trường.

Tài liệu tham khảo

. Nguyễn Ngọc Sơn Hải, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Khắc Giảng, Perter Sanderson & Ravi Naidu (2020). Sự tích lũy các kim loại nặng (As, Cd, Cu, Pb, Zn) trong đất bãi thải các mỏ khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học đất. 59: 16-24.

. Đinh Tiến Dũng, Tạ Thị Yến, Nguyễn Thị Thu Hà & Trịnh Quang Huy (2016). Nghiên cứu tuyển chọn loài thực vật có khả năng hấp thu Pb, Zn cao trong đất trên địa bàn xã Chỉ Đạo và Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 10(71): 66-72.

. Phạm Thị Mỹ Phương, Lê Tất Khương, Đặng Thị Kim Chi & Nguyễn Mạnh Khải (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd ) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu Cd, Pb của cây lu lu đực (Solanum nigrum L.). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường. 32(4): 29-35.

. Phạm Thị Mỹ Phương, Đoàn Văn Tú, Nguyễn Mạnh Khải & Đặng Thị Kim Chi (2018). Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cadimi và chì trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu các kim loại này của cây cỏ mần trầu (Eleusine indica L.). Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam. 60(2): 32-35.

. Nguyễn Thị Hoàng Hà, Bùi Thị Kim Anh & Tống Thị Thu Hà (2016). Đánh giá khả năng xử lý asen trong đất của một số loài thực vật bản địa mọc xung quanh khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường. 32(2S): 1-8.

. Hà Đình Nghiêm, Nguyễn Thị Huệ & Nguyễn Thanh Hải (2016). Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng chì và asen của cây dương xỉ (microsorum pteropus) và đơn buốt (bidens pilosa L) tại Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng. 9(106): 87-90.

. Bùi Văn Năng, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đỗ Thị Thu Phúc & Trần Thị Đăng Thúy (2015). Nghiên cứu sử dụng cây Muống Nhật (Syngonium podophyllum Schott) để loại bỏ chì trong đất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. Số chuyên san tháng 11/2025: 102-107.

. Bùi Văn Năng, Trần Thị Ngọc Hải, Phạm Thị Trang & Nguyễn Thị Hương Ly (2013). Nghiên cứu sử dụng cây Muống Nhật (Syngonium podophyllum Schott) để loại bỏ Asen trong đất. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. (2): 83-87.

. Yan A., Wang Y., Tan S. N., Mohd Yusof M. L., Ghosh S. & Chen Z. (2020). Phytoremediation: a promising approach for revegetation of heavy metal-polluted land. Frontiers in plant science. 11: 359.

. Suman J., Uhlik O., Viktorova J. & Macek T. (2018). Phytoextraction of heavy metals: a promising tool for clean-up of polluted environment. Frontiers in plant science. 9: 1476.

Đã Xuất bản

05/03/2025

Cách trích dẫn

Kiều Thị Duong, Bùi Văn Năng, & Phùng Văn Khoa. (2025). NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY ĐA KIM LOẠI NẶNG TỪ ĐẤT CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT BẢN ĐỊA CỦA VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1809

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả