Xây XÂY DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH HOA ĐÀO PHAI CÁNH KÉP THANH HÓA (PRUNUS PERSICA (L.) BATSCH)


Các tác giả

  • PGS.TS. Đồng Huy Giới Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Tiến sĩ Đinh Thị Dinh Viện nghiên cứu rau quả

Tóm tắt

Hoa đào phai cánh kép Thanh Hóa, nổi bật với sắc hồng nhạt, cánh kép dày và đường kính hoa lớn, là giống hoa được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích canh tác hiện nay chỉ giới hạn khoảng 35 ha tại xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Phương pháp trồng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống, dẫn đến tỉ lệ cây ra hoa dịp Tết thấp và hiệu quả kinh tế chưa ổn định. Nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen quý này, nghiên cứu đã triển khai các biện pháp kĩ thuật thâm canh như cắt tỉa tạo tán, điều khiển ra hoa, và phòng trừ bệnh chảy gôm. Kết quả cho thấy, cắt tỉa theo dạng khai tâm giúp tăng tính thẩm mĩ và cải thiện sinh trưởng với số lượng cành lộc cao nhất (150,5 cành), đường kính thân cây đạt 10,13 cm và đường kính tán 142,3 cm sau 2 năm. Biện pháp chạm rễ vào cuối tháng 8 Âm lịch (20/8–3/9 AL) kích thích cây ra hoa sớm từ 7–12 ngày, với tỉ lệ ra hoa đạt trên 86% và hơn 36 hoa mỗi cành lộc. Để điều khiển thời gian ra hoa, tuốt lá 50 ngày trước Tết hoặc sử dụng chất ức chế sinh trưởng Thiourea 99% cho tỉ lệ ra hoa đạt 82,5%, đảm bảo hoa nở đúng Tết (+4,4 ngày). Trong phòng trừ bệnh chảy gôm, quét gốc bằng Kumulus 80WG pha sơn trắng hoặc phun Ridomil Gold 68WG đã giảm tỉ lệ bệnh từ 17,5–18,6% xuống 7,2–7,5%.

Đã Xuất bản

05/03/2025

Cách trích dẫn

Đồng Huy Giới, P. ., & Đinh Thị Dinh, T. sĩ. (2025). Xây XÂY DỰNG QUY TRÌNH THÂM CANH HOA ĐÀO PHAI CÁNH KÉP THANH HÓA (PRUNUS PERSICA (L.) BATSCH). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1805

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng