Nghiên cứu thành phần loài cây trồng có tiềm năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các khu vực bãi rác ở tỉnh Hòa Bình


Các tác giả

  • Vương Duy Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Huy Định Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Thị Ngọc Mai Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Kim Thoa Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.085-092

Từ khóa:

Bãi rác, ô nhiễm môi trường, thực vật, thực vật phục hồi môi trường

Tóm tắt

Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rất lớn. Tuy nhiên các chất thải vẫn được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp và đốt. Để góp phần cải tạo môi trường tại các bãi rác của Hòa Bình bằng cây xanh, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu thành phần loài cây trồng có tiềm năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các khu vực bãi rác ở tỉnh Hòa Bình. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu tại 06 bãi rác: bãi rác thị trấn Cao Phong, bãi rác Dốc Búng, bãi rác thị trấn Đà Bắc, bãi rác thị trấn Bo, bãi rác thị trấn Lương Sơn, bãi rác thị trấn Mường Khến thuộc tỉnh Hòa Bình, đã xác định được tại khu vực nghiên cứu có 256 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 210 chi, 83 họ trong 4 ngành thực vật. Dựa trên phương pháp cho điểm đánh giá theo từng tiêu chí, đã tổng hợp được điểm đánh giá của 159 loài cây gỗ, lựa chọn để phát triển tại các bãi rác của tỉnh Hòa Bình nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các loài cây có điểm cao về tiềm năng gây trồng và phát triển tại 6 bãi rác tại tỉnh Hòa Bình nhằm giảm thiểu ô nhiễm là: Trứng cá (Muntingia calabura); Si (Ficus benjamina); Sấu (Dracontomelon duperreanum); Lộc vừng (Barringtonia acutangula); Sảng nhung (Sterculia lanceolata); Ruối (Streblus asper); Ngũ gia bì cảnh (Schefflera arboricola); Dướng (Broussonetia papyrifera); Nhãn (Dimocarpus longan); Keo dậu (Leucaena leucocephala); Sung (Ficus racemosa); Keo tai tượng (Acacia mangium); Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium); Sữa (Alstonia scholaris); Me (Tamarindus indica).

Tài liệu tham khảo

. UBND tỉnh Hòa Bình (2019). Báo cáo chất thải rắn tỉnh Hòa Bình.

. UBND tỉnh Hòa Bình (2019). Đồ án điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

. Mai Thị Thùy Dương & Phạm Thị Kim Thoa (2021). Nghiên cứu xác định chủng loại cây trồng tại khu vực xử lý rác ở thành phố Đà Nẵng. Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng.

. Mai Thị Thùy Dương, Phạm Thị Kim Thoa, Vương Duy Hưng & Phan Thu Thảo (2021). Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng có tiềm năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực bãi rác Khánh Sơn, thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 24: 132-142.

. Vũ Đức Toàn (2012). Đánh giá ảnh hưởng của bãi chôn lấp rác Xuân Sơn, Hà Nội đến môi trường nước và đề xuất giải pháp. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường. 39: 28-33.

. Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

. Nguyễn Tiến Bân (2003,2005). Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (tập II, III). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam (quyển 1-3). Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

. Phan Kế Lộc & Đặng Thị Sy (2001). Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập I). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. Thái Văn Trừng (1999). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp khu vực: Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh.

. Thomas L. Saaty & Luis G. Vargas (2012). Models, Methods, Concepts & Applications of the Analytic Hierarchy Process. Springer, Springer Science+Business Media New York. 345.

Tải xuống

Số lượt xem: 41
Tải xuống: 35

Đã Xuất bản

15/12/2024

Cách trích dẫn

Vương Duy Hưng, Vũ Huy Định, Vũ Thị Ngọc Mai, & Phạm Thị Kim Thoa. (2024). Nghiên cứu thành phần loài cây trồng có tiềm năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các khu vực bãi rác ở tỉnh Hòa Bình. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(6), 085–092. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.085-092

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường