Cơ sở pháp lý, cơ chế và chính sách chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng ở Việt Nam


Các tác giả

  • Nguyễn Bá Ngãi Trường Đại học Phenikaa
  • Lê Trọng Hùng Trường Đại học Phenikaa
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.1.2025.166-176

Từ khóa:

Các-bon rừng, cơ sở pháp lý, chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng, tín chỉ các-bon rừng

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tiềm năng của các-bon rừng ở Việt Nam, những điểm phù hợp và những điểm còn bất cập của cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách cho chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng, từ đó đưa ra kiến nghị về tạo tín chỉ các-bon rừng và chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu thứ cấp; điều tra về chính sách các-bon rừng ở 5 tỉnh đại diện cho 3 vùng trọng điểm lâm nghiệp của cả nước có tiềm năng lớn về các-bon rừng, từ đó dùng công cụ khung phân tích ma trận để đưa ra các nhận xét và đánh giá. Nghiên cứu: i) đưa ra được bức tranh chung về tiềm năng các-bon rừng ở Việt Nam; ii) phát hiện các quy định phù hợp với tiêu chuẩn tín chỉ các-bon rừng như chống mất rừng và chống suy thoái rừng tự nhiên, đất cho trồng rừng mới; loại rừng cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; iii) chỉ rõ các quy định còn thiếu hoặc chưa phù hợp như chưa quy định về sở hữu các-bon rừng, tín chỉ các-bon chưa được thừa nhận là tài sản của rừng, thiếu quy định về trình thủ tục tín chỉ hóa các-bon rừng, chưa chỉ rõ các-bon rừng theo cơ là chuyển nhượng hay theo cơ chế dịch vụ môi trường rừng...; iv) khuyến nghị chính sách về các-bon rừng là một trong các loại lâm sản, quyền sở hữu các-bon rừng, quản lý Nhà nước đối với các-bon rừng, chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng.

Tài liệu tham khảo

. Phạm Thu Thủy, Hoàng Tuấn Long, Đào Thị Linh Chi, Trần Ngọc Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Vân Anh & Nguyễn Thị Thuỷ Anh (2021). Kinh nghiệm của 87 quốc gia trong việc xác định và chuyển nhượng quyền các-bon. Báo cáo chuyên đề 218 - Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR). https://www.cifor.org/publications/pdf_files/OccPapers/OP-218.pdf.

. PamNature (2023). Thị trường các-bon: Tiềm năng và phát triển của Việt Nam - Bản tin chính sách: Tài nguyên - Môi trường - Phát triển bền vững. 38. ISSN 0866-7810.

. Quốc hội (2015). Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

. Quốc hội (2020). Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.

. Quốc hội (2017). Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017.

. Bộ NN&PTNT (2024). Quyết định số 816/QĐ-BNN-KL ngày 20/03/2024 của Bộ NN&PTNT công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023.

. Viện Sinh thái rừng và Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (2024). Báo cáo số 01 - Tiềm năng các-bon tại 2 vườn quốc gia Cúc Phương và Cát Tiên – do WWF-US thuộc Cơ quan bảo tồn đa dạng sinh học USAID xuất bản.

. BQL các dự án Lâm nghiệp (2021). Bài học kinh nghiệm từ Dự án REDD+ Plan Vivo xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum: lồng ghép trong việc thực thi REDD+ tại Việt Nam. https://daln.gov.vn/bai-hoc-kinh-nghiem-tu-du-an-redd-plan-vivo-xa-hieu-huyen-kon-plong-tinh-kon-tum-long-ghep-trong-viec-thuc-thi-redd-tai-viet-nam.

. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022). Báo cáo kỹ thuật - Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2022.

. Nguyễn Văn Minh (2023). Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam. Tạp chí Môi trường. 11: 40-41.

. SK Forest (2022). Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Giảm phát thải trong lâm nghiệp ở 15 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

. Forest Trends’ Ecosystem Marketplace (2021). https://www.ecosystemmarketplace.com/publications/state-of-the-voluntary-carbon-markets-2021/.

. Bộ NN&PTNT (2020). Phụ lục kỹ thuật về REDD+ tuân theo Quyết định 14/CP.19: Kết quả giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, và tăng cường hấp thụ từ tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại Việt Nam giai đoạn 2014-20218. Tháng 9 năm 2020.

. Carbon Fund of FCPF (2020). Emission Reduction Payment Agreement – Emission Reduction Program in the North Central Region of Vietnam by and between MARD and IBRD.

. MARD and Emergent (2021). Letter of Intent is made on the 31st day of October, 2021 between MARD (Seller) and Ermergent Forest Finance Accelerator, Inc. (Buyer).

. Chính phủ (2020). Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/nđ-cp ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

. Ban Bí thư (2017). Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

. Bộ NN&PTNT (2018). Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản.

. Bộ NN&PTNT (2022). Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

. Chính phủ (2020). Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ về quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

. Bộ NN&PTNT (2022). Thông tư số 15/VBHN-BNNPTNT ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về biện pháp lâm sinh.

. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

. Chính phủ (2022). Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone.

Tải xuống

Số lượt xem: 39
Tải xuống: 16

Đã Xuất bản

14/02/2025

Cách trích dẫn

Nguyễn Bá Ngãi, & Lê Trọng Hùng. (2025). Cơ sở pháp lý, cơ chế và chính sách chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng ở Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 14(1), 166–176. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.14.1.2025.166-176

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển