Nghiên cứu một số thông số công nghệ chế tạo vật liệu composite từ sợi tàu dừa với chất nền là nhựa Phenol-Formaldehyde


Các tác giả

  • Tường Thị Thu Hằng Trường Đại học Thủ Dầu Một
  • Tăng Thị Kim Hồng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
  • Hoàng Xuân Niên Trường Đại học Thủ Dầu Một
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.105-112

Từ khóa:

Chất nền, composite, keo PF, tàu dừa

Tóm tắt

Sợi từ tàu dừa thuộc nhóm xơ sợi dạng thẳng trong các sản phẩm xơ sợi từ phế liệu của cây dừa. Sợi từ tàu dừa sau khi phân tách có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chế tạo sản phẩm composite phục vụ trong công nghiệp sản xuất đồ mộc, góp phần tạo thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp đồ gỗ Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự tương quan giữa nhiệt độ ép, thời gian ép và lượng chất nền Phenol-Formaldehyde (PF) tới chất lượng composite từ sợi tàu dừa. Nghiên cứu sử dụng bố trí kế hoạch thực nghiệm đa yếu tố chỉ ra rằng: Lượng chất nền Phenol-Formaldehyde, nhiệt độ ổn định trong thời gian ép sản phẩm, thời gian duy trì nhiệt độ ổn định là những yếu tố công nghệ tính quyết định tới chất lượng của composite từ sợi tàu dừa và nhựa PF. Khi sử dụng chất nền nhựa PF với tỷ lệ 20% khối lượng vật liệu, nhiệt độ ép 170oC, và thời gian ép 17,5 phút sẽ tạo được mẫu vật liệu composite có các đặc tính và chỉ tiêu chất lượng là: Khối lượng riêng 0,84 g/cm3, độ bền uốn tĩnh 43,6 MPa, và độ trương nở chiều dày 4%. Với các chỉ tiêu chất lượng đó, có thể đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng vật liệu làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc.

Tài liệu tham khảo

. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2023.

. Nguyễn Minh Hùng & Hoàng Việt (2016). Nghiên cứu xác định thông số công nghệ tạo composite từ sợi xơ dừa với chất nền là keo Ure Formaldehyde. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 2: 90-95.

. Hoàng Xuân Niên (2018). Xác định thông số công nghệ tạo composite từ sợi xơ dừa với chất nền là nhựa HDPE. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 4: 167-174.

. Nguyễn Quang Trung (2019). Nghiên cứu công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất tại vùng Tây Bắc - Chương trình trọng điểm Khoa học công nghệ cấp Nhà nước 2013-2018. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

. Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Định & Tạ Thị Thanh Hương (2023). Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ sấy đóng rắn keo của khuôn tre ép khối. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 5: 128-135.

. Hoang Xuan Nien & Nguyen Minh Hung (2018). - Research on some technical factors of manufacturing composite from coir fiber and waste tire chips whih urea-formaldehyde resin as a matrix. Journal of Forestry Science and Technology. 5: 144-154.

. Yahui Zhang, Wenji Yu, Namhun Kim, and Yue Qi (2021). Mechanical Performance and Dimensional Stability of Bamboo Fiber-Based Composite. Polymers (Basel). 13(11): 1732. doi: 10.3390/polym13111732.

. Bharath, K. N., Madhu, P., Mavinkere Rangappa, S., Basavarajappa, S., Siengchin, S., Alexey, K., & Gorbatyuk, S. (2022). Waste coconut leaf sheath as reinforcement composite material with phenol‐formaldehyde matrix. Polymer Composites. 43(4): 1985-1995. doi:10.1002/pc.26513.

. Tường Thị Thu Hằng, Phạm Văn Hiếu & Trần Thị Khánh Huyền (2023). Nghiên cứu thông số đặc tính của tàu dừa. Báo cáo khoa học Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Tải xuống

Số lượt xem: 43
Tải xuống: 71

Đã Xuất bản

15/12/2024

Cách trích dẫn

Tường Thị Thu Hằng, Tăng Thị Kim Hồng, & Hoàng Xuân Niên. (2024). Nghiên cứu một số thông số công nghệ chế tạo vật liệu composite từ sợi tàu dừa với chất nền là nhựa Phenol-Formaldehyde. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(6), 105–112. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.105-112

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ