Tài nguyên thực vật rừng ngập mặn tại Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ: thực trạng và giải pháp bảo tồn


Các tác giả

  • Huỳnh Đức Hoàn Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
  • Bùi Nguyễn Thế Kiệt Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
  • Viên Ngọc Nam Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.075-084

Từ khóa:

Cần Giờ, đa dạng thực vật, hệ sinh thái, quần xã

Tóm tắt

Sau hơn 45 năm phục hồi, quản lý, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, đa dạng sinh vật rừng ngập mặn luôn có chiều hướng gia tăng, trong đó thành phần các loài cây ngập mặn thực sự được duy trì và bảo vệ tốt. Qua kết quả nghiên cứu từ 200 ô đo đếm (diện tích 100 m2) từ dự án “Tổ chức quản lý bền vững Rừng ngập mặn Cần Giờ tầm nhìn đến năm 2025” do Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ tổ chức thực hiện. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 24/35 loài ngập mặn thực sự. Đước đôi và Mắm trắng là 02 loài ưu thế trong cấu trức rừng ngập mặn tự nhiên tại Cần Giờ. Các loài cây quý hiếm như: Cóc đỏ, Quao nước, Sú cong, Cui biển, Côi và các loài Vẹt cần được chú trọng trong công tác bảo tồn và phát triển loài. Trên cơ sở nhận diện các khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất liên quan, trong đó cần chú trọng thực hiện những nghiên cứu tổng hợp và toàn diện về đa dạng thành phần thực vật trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, duy trì tính đa dạng thành phần loài thông qua đẩy mạnh công tác trồng rừng với đa dạng thành phần loài cây trồng nhằm phát huy chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng bền vững hơn.

Tài liệu tham khảo

. Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ (2021). Báo cáo kết quả thực hiện hạng mục Điều tra đánh giá đặc điểm thảm thực vật rừng, các yếu tố môi trường tác động đến sinh trưởng rừng và đề xuất giải pháp quản lý bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc dự án “Tổ chức quản lý bền vững Rừng ngập mặn Cần Giờ tầm nhìn đến năm 2025, Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.

. Viên Ngọc Nam, Nguyễn Sơn Thụy (1999). Nhận biết cây rừng ngập mặn qua hình ảnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh.

. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

. The Management Board of Can Gio Mangrove Biosphere Reserve (2020). The second ten-year periodic review (2010-2020) for Can Gio Mangrove Biosphere Reserve - Ho Chi Minh City, Viet Nam.

. Vu Van Cuong (1964). Floré et Végétation de la Mangrove de la région de Saigon-Cap St. Jacques, Troisième Doctor degrée - Paris.

. Viên Ngọc Nam & Nguyễn Sơn Thụy (1993). Báo cáo thảm thực vật và tài nguyên rừng huyện Nhà Bè và Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

. Nguyễn Bội Quỳnh (1997). Báo cáo thực vật và thảm thực vật khu bảo vệ thiên nhiên Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp - Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

. Phạm Văn Ngọt & Viên Ngọc Nam (2006). Tổng quan và cập nhật thông tin về hệ nội dung báo cáo khoa học Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

. Viên Ngọc Nam, Huỳnh Đức Hoàn, Cao Huy Bình, Phạm Văn Quy, Bùi Nguyễn Thế Kiệt, Phan Văn Trung & Nguyễn Thu Hiền (2008). Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Khoa học - Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

. Lê Bửu Thạch (2021). Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ chế, mô hình hợp tác giữa phát triển du lịch và bảo tồn bền vững đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2007). Sách Đỏ Việt Nam. Phần II: Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

. Lê Thanh Sang (2016). Đa dạng thực vật tại các Tiểu khu thuộc Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Tải xuống

Số lượt xem: 120
Tải xuống: 90

Đã Xuất bản

15/12/2024

Cách trích dẫn

Huỳnh Đức Hoàn, Bùi Nguyễn Thế Kiệt, & Viên Ngọc Nam. (2024). Tài nguyên thực vật rừng ngập mặn tại Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ: thực trạng và giải pháp bảo tồn. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(6), 075–084. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.075-084

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường