NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG ĐẤT TỚI SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY BÒ KHAI (Erythropalum scandens Blume) TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN


Các tác giả

  • Nguyễn Tiến Dũng Viện CNSH-CNTP, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Chí Hiểu Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

Tóm tắt

Cây rau Bò khai có tên khoa học là Erythropalum scandens Blume. Trong dân gian cây rau Bò khai được coi là loại rau vừa có tác dụng làm thực phẩm, vừa có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Cây rau Bò khai được “thuần hóa” trở thành nông sản hàng hóa địa phương và được nhân giống tại nhiều địa phương trên cả nước trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên cây rau Bò khai xuất hiện trong tự nhiên đang có xu thế giảm xuống nguyên nhân có thể là do môi trường tự nhiên có nhiều thay đổi, khu phân bố bị thu hẹp hoặc do khai thác quá mức. Để phát triển vùng trồng cây Bò khai, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích mẫu đất tại các ô tiêu chuẩn và phương pháp trục chính PCA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra cây rau Bò khai có mức độ tương quan với tỷ lệ phần trăm Ca (%) trong đất là cao nhất, tiếp đến là nitơ, mùn, lân, kali tổng số và pHKCl. Trong khi đó, trong tự nhiên sự xuất hiện của cây Bò khai tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên thường ở những vị trí trên cao, đất có tỉ lệ đá lẫn nhiều, độ tàn che khá, ít xuất hiện ở những trạng thái rừng giàu. Điều này phù hợp với kết quả sự xuất hiện của cây Bò khai tương quan rất chặt nhưng ngược chiều với một số yếu tố như trạng thái rừng, màu sắc đất và tỷ lệ rễ cây trong đất.

Đã Xuất bản

30/09/2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Tiến Dũng, P., & Nguyễn Chí Hiểu, T. (2024). NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG ĐẤT TỚI SỰ PHÂN BỐ CỦA CÂY BÒ KHAI (Erythropalum scandens Blume) TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1737

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng