XÁC ĐỊNH ADN MÃ VẠCH CHO LOÀI ĐÀN HƯƠNG TRẮNG (Santalum album L.) PHỤC VỤ GIÁM ĐỊNH LOÀI


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hồng Gấm
  • Vũ Thị Lan Anh
  • Kim Thị Huế
  • Phạm Thị Kim
  • Nguyễn Đức Nam
  • Bùi Thị Mai Hương
  • Nguyễn Hồng Nhung
  • Đỗ Tiến Phát

Từ khóa:

ADN mã vạch, chỉ thị, Đàn hương trắng, định danh

Tóm tắt

Đàn hương trắng là cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao, với gỗ có mùi thơm. Hiện nay, loài cây này đang bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt. Do vậy, việc sử dụng các đoạn ADN mã vạch để định danh loài Đàn hương trắng phục vụ công tác giám định loài, bảo tồn và phát triển là cần thiết. Trong nghiên cứu này, các phân đoạn ADN mã vạch (matK, rbcL, ITS) được nhân bản từ ADN tổng số của Đàn hương trắng bằng kỹ thuật PCR và sử dụng cho giải trình tự thông qua phương pháp Sanger. Kết quả phân tích trình tự cho thấy, phân đoạn matK, rbcL và ITS có kích thước lần lượt là 805bp, 688bp và 434bp. Kết quả phân tích trình tự với nguồn dữ liệu mở NCBI cho thấy các phân đoạn matK và rbcL thu được của mẫu cây nghiên cứu có độ tương đồng hoàn toàn (100%) với trình tự các phân đoạn này trên cây Đàn hương trắng xuất xứ Karrnataka (Ấn Độ) nhập nội vào Việt Nam (Santalum album). Trong khi đó, phân đoạn đoạn ITS có độ tương đồng 99,54% so với trình tự phân đoạn này trên Đàn hương trắng Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cho việc xác định loài Đàn hương đang trồng ở nước ta phục vụ các định hướng phát triển trong tương lai.

Tải xuống

Số lượt xem: 35
Tải xuống: 21

Đã Xuất bản

21/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Hồng Gấm, N., Thị Lan Anh, V., Thị Huế, K., Thị Kim, P., Đức Nam, N., Thị Mai Hương, B., Hồng Nhung, N., & Tiến Phát, Đỗ. (2023). XÁC ĐỊNH ADN MÃ VẠCH CHO LOÀI ĐÀN HƯƠNG TRẮNG (Santalum album L.) PHỤC VỤ GIÁM ĐỊNH LOÀI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 024–032. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/172

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2