Tuyển chọn chủng vi khuẩn tiềm năng đối kháng nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh trên cây lạc


Các tác giả

  • Tiến sĩ Đặng Thị Thanh Tâm Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Tiến sĩ Nguyễn Thanh Huyền
  • Kỹ sư Đặng Việt Hưng

Tóm tắt

Bệnh thối gốc lạc do nấm Sclerotium rolfsii gây ra là một trong những bệnh hại cây trồng ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây lạc. Tuy nhiên, biện pháp chủ yếu để kiểm soát bệnh thối gốc lạc đang được sử dụng vẫn là thuốc hóa học, điều này khiến cho môi trường hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người bị ảnh hưởng. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích tuyển chọn chủng vi khuẩn đối kháng mạnh tiềm năng với nấm S. rolfsii để ứng dụng trong phòng trừ bệnh héo rũ lạc. Nghiên cứu đã tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn HN2, HN4 và GL11 có khả năng đối kháng nấm S. rolfsii mạnh. Dịch nuôi cấy các chủng vi khuẩn tuyển chọn thể hiện khả năng ức chế sự phát triển hệ sợi nấm, cũng như sự nảy mầm của hạch nấm. Tuy nhiên các hoạt chất kháng nấm do ba chủng vi khuẩn tuyển chọn tiết ra không bền với nhiệt. Dựa trên phân tích trình tự gen 16S rRNA và cặp mồi đặc hiệu đã xác định được 3 chủng vi khuẩn tuyển chọn đều thuộc loài B. amyloliquefaciens. Ngoài ra, chủng GL11 thể hiện sự kích thích sinh trưởng đối với cây lạc thể hiện qua khối lượng tươi của cây và rễ củ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba chủng vi khuẩn này là những chủng tiềm năng cho hướng nghiên cứu phát triển các tác nhân phòng trừ bệnh héo rũ lạc.

Tài liệu tham khảo

. Murali T. Variath & P. Janila (2017). Economic and Academic Importance of Peanut. The Peanut Genome. Rajeev K. Varshney, Manish K. Pandey & Naveen Puppala (eds.). Springer International Publishing. 7-26.

. D. Soner Akgül, Hulya Ozgonen & Ali Erkilic (2011). The effects of seed treatments with fungicides on stem rot caused by Sclerotium rolfsii sacc., in peanut. Pakistan Journal of Botany. 43(6): 2991-2996.

. J Mullen (2001). Southern blight, southern stem blight, white mold. The Plant Health Instructor. 10(1): 104.

. Amrita Kumari, Ankita H. Tripathi, Priyanka H. Tripathi & Anupam Pandey (2023). Chapter 7 - Biocontrol: an efficient solution for sustainable agriculture and food production. Advanced Microbial Techniques in Agriculture, Environment, and Health Management. Satish Chandra Pandey, Veni Pande, Diksha Sati & Mukesh Samant (eds.). Academic Press. 119-131.

. Jaeyeon Lee, Soomin Kim, Hoseong Jung, Bon-Kyoung Koo, Jeong A. Han & Ho-Seok Lee (2023). Exploiting Bacterial Genera as Biocontrol Agents: Mechanisms, Interactions and Applications in Sustainable Agriculture. Journal of Plant Biology. 66(6): 485-498.

. Đinh Trường Sơn, Tạ Hà Trang, Nguyễn Khánh Ly, Dương Văn Hoàn, Trần Thị Đào, Nguyễn Thanh Huyền, Mai Thanh Tình, Vũ Hiền Anh & Nguyễn Xuân Cảnh (2022). Phân lập, tuyển chọn và xác định chủng vi khuẩn đối kháng với nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh trên cây lạc. Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam. 7(140): 86-93.

. Ramkumar Nair, K. Madhavan Nampoothiri, U. Sheeba, P. Jayachandran, Sreeshma N.s, S. M. Sneha, K. S. Meenakumari & P. Sivaprasad (2015). Exploring Western Ghats microbial diversity for antagonistic microorganisms against fungal phytopathogens of pepper and chickpea. Journal of BioScience and Biotechnology. 4: 207-218.

. Farhad Masoomi-Aladizgeh, Leila Jabbari, Reza Nekouei & Ali Aalami (2016). A Simple and Rapid System for DNA and RNA Isolation from Diverse Plants Using Handmade Kit.

. Gawon Lee, Sojeong Heo, Tao Kim, Hong-Eun Na, Junghyun Park, Eungyo Lee, Jong-Hoon Lee & Do-Won Jeong (2022). Discrimination of Bacillus subtilis from Other Bacillus Species Using Specific Oligonucleotide Primers for the Pyruvate Carboxylase and Shikimate Dehydrogenase Genes. Journal of Microbiology and Biotechnology. 32(8): 1011-1016.

. L. N. Borshchevskaya, A. N. Kalinina & S. P.` Sineokii (2013). Design of a PCR test based on the gyrA gene sequence for the identification of closely related species of the Bacillus subtilis group. Applied Biochemistry and Microbiology. 49: 646-655.

. Liangliang Li, Jiwen Wang, Dehai Liu, Lei Li, Jing Zhen, Gao Lei, Wang Bt & Wenling Yang (2022). The antagonistic potential of peanut endophytic bacteria against Sclerotium rolfsii causing stem rot. Brazilian Journal of Microbiology. 54.

. M Paramasivan, S Thaveedu, I Jhonson & M Karthikeyan (2019). Screening of rhizosphere and phylloplane bacterial antagonist against Sclerotium rolfsii (Sacc.) in tropical sugar beet ecosystems. Journal of Emerging Technologies and Innovative Research. 6: 947-952.

. Paramasivan Mookkan, S. Thaveedu, I. Jhonson & M. Karthikeyan (2019). Screening of rhizosphere and phyllo plane bacterial antagonist against Sclerotium rolfsii (Sacc.) in Tropical sugar beet ecosystems. 6: 947-952.

Đã Xuất bản

30/09/2024

Cách trích dẫn

Đặng Thị Thanh Tâm, T. sĩ, Nguyễn Thanh Huyền, T. sĩ, & Đặng Việt Hưng, K. sư. (2024). Tuyển chọn chủng vi khuẩn tiềm năng đối kháng nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh trên cây lạc. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1727

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng