Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ ở rừng tự nhiên tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Cảnh Trường Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Trường Giang Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Bộ
  • Nguyễn Thị Minh Hải Trường Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.028-038

Từ khóa:

Bảo tồn rừng, cấu trúc rừng, cây gỗ quý hiếm và nguy cấp, đa dạng sinh học, trạng thái rừng trung bình

Tóm tắt

Nghiên cứu cấu trúc và đa dạng sinh học rừng tự nhiên không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ sinh thái rừng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu này đã được phân tích từ 20 ô tiêu chuẩn điển hình với kích thước 0,1 ha. Tại khu vực nghiên cứu đã bắt gặp được 70 loài cây gỗ thuộc 38 họ thực vật, trong đó có 4 họ ưu thế và đồng ưu thế, gồm: Dầu, Nhãn, Trôm và Xang (IVi% = 48,1%) và 3 loài có ý nghĩa về mặt sinh thái, gồm: Trường, Chò chai và Cầy (IVi% = 35,0%). Mật độ quần thụ ở trạng thái rừng trung bình là 1.048 cây/ha, đường kính bình quân là 14,9 cm, chiều cao vút ngọn bình quân là 10,7 m, tiết diện ngang bình quân là 22,3 m2/ha, trữ lượng bình quân lâm phần là 130,3 m3/ha. Kết cấu về mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ tập trung chủ yếu ở nhóm D1.3 < 25 cm và lớp H = 10 - 17 m. Phân bố N/D1.3 và N/H lần lượt tuân theo hàm phân bố Meyer và Weibull (a = 127,52; β = 0,1357 và l = 0,014; a = 2,039). Mức độ đa dạng về loài cây gỗ ở các QXTV đối với trạng thái rừng trung bình đạt ở mức từ thấp đến cao (H’ = 2,41 – 3,12). Tại khu vực nghiên cứu ghi nhận 14 loài cây gỗ quý, hiếm và nguy cấp nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và/hoặc IUCN (2023) và/hoặc theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Tài liệu tham khảo

. Gutiérrez A.G. & Huth A. (2012). Successional stages of primary temperate rainforests of Chiloé Island, Chile. Pers. Plant. Ecol. Evol. Syst. 14: 243-256.

. Kishor Prasad Bhatta, Anisha Aryal, Himlal Baral, Sujan Khanal, Amul Kumar Acharya, Chanthavone Phomphakdy & Rinzin Dorji (2021). Forest Structure and Composition under Contrasting Precipitation Regimes in the High Mountains, Western Nepal. Sustainability. 13(13). DOI: 10.3390/su13137510.

. Millennium Ecosystem Assessment. (2005). Ecosystems and human well-being: Synthesis. Island Press, Washington, DC.

. Cao Thị Thu Hiền & Đỗ Hữu Huy (2019). Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Đông và sườn Tây tại phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 1:45-51.

. Vũ Mạnh (2019). Kết cấu và đa dạng loài cây gỗ ở rừng ẩm nhiệt đới tại vườn quốc gia Cát Tiên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới. 19: 21-28.

. Nguyễn Văn Triệu & Bùi Mạnh Hưng (2018). Cấu trúc, chất lượng và đa dạng thực vật thân gỗ giữa các thảm thực vật, vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển. 17(4):53-61.

. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2010). Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 28/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ký về việc đổi tên Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu thành Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai.

. Phùng Văn Khang (2014). Đặc điểm lâm học của rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 3: 3399-3407.

. Phùng Đình Trung, Trần Lâm Đồng, Phạm Quang Tuyến, Ninh Việt Khương, Nguyễn Thị Thu Phương & Trần Hoàng Quý (2016). Đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học tầng cây gỗ rừng phục hồi sau khai thác tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hoá Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 4: 4637-4645.

. Nguyễn Thị Hạnh & Nguyễn Văn Hợp (2020). Đa dạng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 6:33-41.

. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Thông tư số 33/2018/TT- BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định chi tiết về nội dung điều tra, kiểm kê rừng; phương pháp, quy trình điều tra, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến rừng.

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-33-2018-TT-BNNPTNT-kiem-ke-theo-doi-dien-bien-rung-402802.aspx.

. Trần Hợp (2002). Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

. Trần Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh (2003). Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

. Võ Văn Chi (2003). Từ điển thực vật thông dụng. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP. HCM.

. Võ Văn Chi (2004). Từ điển thực vật thông dụng. Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP. HCM.

. Thái Văn Trừng (1999). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

. Sørensen T. (1948). A method of establishing groups of equal amplitude in plant sociology based on similarity of species and its application to analyses of the vegetation on Danish commons. Kongelige Danske Videnskabernes Selskab. 5(4):1-34.

. Margalef R. (1968). Perspectives in Ecological Theory. University of Chicago Press, Chicago.

. Simpson E.H. (1949). Measurment of diversity. Nature (London). 163: 688.

. Shannon C.E. & Wiener W. (1963). The mathematical theory of communication. The University of Illinois Press. Urbana.

. Fernando E. (1998). Forest Formations and Flora of the Philippines: Handout in FBS 21 College of Forestry and Natural Resources, University of the Philippines at Los Banos (unpublished).

. Pielou E.C. (1975). Ecological diversity. Wiley - Interscience Publication, London.

. Bộ Khoa học và Công nghệ Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (2007). Sách Đỏ Việt Nam, Phần II - Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2019). Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=204157.

. International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (2023). The IUCN Red List of Threatened Species [Internet]. [cited 01/5/2024]. https://www.iucnredlist.org/en.

. Ngô Tiến Phát, Phan Minh Xuân & Nguyễn Minh Cảnh (2023). Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ ở rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình thuộc khu vực Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 1:71-81.

. Nguyễn Minh Cảnh (2018). Đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vật thân gỗ của các trạng thái rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

. Phan Minh Xuân (2019). Đa dạng thực vật thân gỗ trong rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

. Khoo E., Barstow M., Maycock C., Bodos V., Chong K.Y., Chua L.S.L. & Cicuzza D. (2023). The Red List of Dipterocarpaceae. Botanic Gardens Conservation International Descanso House, 199 Kew Road, Richmond, Surrey, TW9 3BW, UK.

. Sukri R., Abdul Wahab R.H., Kamariah A.S. & Burslem D.F.R.P. (2012). Habitat Associations and Community Structure of Dipterocarps in Response to Environment and Soil Conditions in Brunei Darussalam, Northwest Borneo. Biotropica. 44(5):595-605.

. Đồng Sĩ Hiền (1974). Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

. Vũ Mạnh (2017). Đặc điểm lâm học của những quần xã thực vật với ưu thế cây họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

. Trần Văn Công, Nguyễn Minh Cảnh & Nguyễn Thị Minh Hải (2024). Đa dạng loài cây gỗ và trữ lượng Các bon trên mặt đất ở rừng tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Rừng và Môi trường. 120:76-84.

Tải xuống

Số lượt xem: 128
Tải xuống: 76

Đã Xuất bản

15/12/2024

Cách trích dẫn

Minh Cảnh, N., Trường Giang, P., & Thị Minh Hải, N. (2024). Đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ ở rừng tự nhiên tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(6), 028–038. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.6.2024.028-038

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng