Đa dạng loài cây gỗ và trữ lượng carbon trên mặt đất ở rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Cảnh Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Minh Hải Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.062-072

Từ khóa:

Đa dạng sinh học , hấp thụ CO2, mật độ rừng, sinh khối, trữ lượng carbon

Tóm tắt

Rừng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, hấp thụ, lưu trữ carbon, giúp kiểm soát biến đổi khí hậu. Trong nghiên cứu này, đa dạng loài cây gỗ của những quần xã thực vật đã được phân tích từ 15 ô tiêu chuẩn điển hình với kích thước 0,1 ha. Tại khu vực nghiên cứu đã ghi nhận được 113 loài cây gỗ thuộc 45 họ thực vật. Mật độ và trữ lượng bình quân lâm phần đạt 589 cây/ha và 157,71 m3/ha. Đa dạng loài cây gỗ đạt ở mức từ trung bình đến cao (H’ = 2,38 – 3,52). Tổng sinh khối trên mặt đất ở trạng thái TXB là 130,1 tấn/ha. Trữ lượng carbon tích tụ trên mặt đất ở trạng thái TXB là 61,2 ± 2,5 tấn/ha và Dẻ trắng là loài có lượng carbon tích tụ lớn nhất (4,70 tấn/ha); nhóm cây có D1.3 = 20 - 40 cm và H = 15 - 20 m được phát hiện có trữ lượng carbon cao nhất. Các nhân tố đường kính, chiều cao, mật độ rừng, tổng tiết diện ngang và trữ lượng rừng liên quan mật thiết đến khả năng hấp thụ CO2 của rừng; tuy nhiên khả năng hấp thụ CO2 phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và sinh khối cây cá thể, ít phụ thuộc vào số lượng cây. Việc xây dựng các mô hình ước lượng giúp xác định và đánh giá các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh khối và khả năng hấp thụ CO2, cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý lâm nghiệp trong việc bảo vệ và duy trì hệ sinh thái rừng.

Tài liệu tham khảo

. Intergovernmental Science-Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services (2019). UN Report: Nature’s Dangerous Decline ‘Unprecedented’; Species Extinction Rates ‘Accelerating’. Available from: https://www.un.org/sustainabledevelopment/blog/2019/05/nature-decline-unprecedented-report/.

. Gao T., Hedblom M., Emilsson T. & Nielsen A.B., (2014). The role of forest stand structure as biodiversity indicator. Forest Ecology and Management. 330:82-93.

. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận (2020). Thuyết minh phương án Quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Phước Bình đến năm 2030.

. Trần Hợp (2002). Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

. Trần Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh (2003). Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. Võ Văn Chi (2003). Từ điển thực vật thông dụng. Tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP. HCM.

. Võ Văn Chi (2004). Từ điển thực vật thông dụng. Tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, TP. HCM.

. Thái Văn Trừng (1999). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

. Sørensen T., (1948). A method of establishing groups of equal amplitude in plant sociology based on similarity of species and its application to analyses of the vegetation on Danish commons. Kongelige Danske Videnskabernes Selskab. 5(4): 1-34.

. Holdridge L.R., (1967). Life Zone System. No. (rev. ed.). Tropical Science Center, San Jose, Costa Rica.

. Margalef R., (1968). Perspectives in Ecological Theory. University of Chicago Press, Chicago.

. Pielou E.C., (1975). Ecological diversity. Wiley - Interscience Publication, London.

. Simpson E.H., (1949). Measurment of diversity. Nature (London). 163: 688.

. Shannon C.E. & Wiener W., (1963). The mathematical theory of communication. The University of Illinois Press. Urbana.

. Fernando E., (1998). Forest Formations and Flora of the Philippines: Handout in FBS 21 College of Forestry and Natural Resources, University of the Philippines at Los Banos (unpublished).

. Guarino C., & Napolitano F., (2006). Community habitats and biodiversity in the Taburno-Camposauro Regional Park. Woodland, rare species, endangered species and their conservation. Silviculture and Forest Ecology. 3: 527-41.

. Brown S., (1997). Estimating biomass and biomass change of tropical forests: a Primer. United Nations FAO Forestry Paper - 134. Food and Agriculture Organization, Rome.

. Zanne A.E., Lopez-Gonzalez G., Coomes D.A., Ilic J., Jansen S., Lewis S.L., Miller R.B., Swenson N.G., Wiemann M.C., & Chave J. (2009). Global wood density database: Dryad. Available from: http://hdl.handle.net/10255/dryad.235.

. Eggelston S.,Buendia L.,Miwa K.,Ngara T. & Tanabe K. (2006). 2006 IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories.

. Nguyễn Minh Cảnh (2018). Đặc điểm cấu trúc và đa dạng thực vật thân gỗ của các trạng thái rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

. Phan Minh Xuân (2019). Đa dạng thực vật thân gỗ trong rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

Tải xuống

Số lượt xem: 70
Tải xuống: 89

Đã Xuất bản

15/10/2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Minh Cảnh, & Nguyễn Thị Minh Hải. (2024). Đa dạng loài cây gỗ và trữ lượng carbon trên mặt đất ở rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(5), 062–072. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.062-072

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng