Nghiên cứu thông số công nghệ tạo màng cellulose sinh học từ nước quả dừa khô


Các tác giả

  • Hoàng Xuân Niên Trường Đại học Thủ Dầu Một
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.135-143

Từ khóa:

Màng cellulose sinh học, nồng độ, tạo màng.

Tóm tắt

Màng cellulose sinh học làm từ nước quả dừa khô là một trong những vật liệu thân thiện với môi trường và có nhiều triển vọng thay thế nguyên liệu màng polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ sản xuất túi nhựa đựng thực phẩm – loại vật liệu sau khi sử dụng hiện đang trở thành gánh nặng đối với công tác xử lý rác thải. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự tương quan của nồng độ tạo màng, lực ép và nhiệt độ sấy đến chất lượng màng cellulose sinh học được đại diện bởi 3 chỉ tiêu chất lượng là độ bền xé, chiều dài đứt và độ hút nước trong công nghệ chế tạo màng cellulose sinh học lên men từ nước quả dừa khô. Bằng phương pháp thực nghiệm đa yếu tố và tối ưu hóa các hàm mục tiêu, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Để màng cellulose sinh học lên men từ nước quả dừa khô đạt được giá trị tối ưu về chỉ tiêu chất lượng độ bền xé (8,20 mN.m2/g), chiều dài đứt (4104,25 m) và độ hút nước (17,93 g/m2) thì các thông số công nghệ sản xuất cần đảm bảo các giá trị là: Nồng độ của dung dịch tạo màng 4,567 %; lực ép 295,61 N; nhiệt độ sấy 90oC.

Tài liệu tham khảo

. Hoàng Thị Bảo Thoa (2016). Xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh. 32(1): 66-72.

. Nguyễn Xuân Thành (2019). Nghiên cứu một số đặc tính của màng 3D-nano-cellulose hấp phụ berberin định hướng dùng bọc thực phẩm tươi sống. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 202(09): 45-52.

. Nhu Thi Huynh Nguyen, Nhu Quynh Nguyen, Nhi Thi Yen Nguyen & Phuong Hoang Ngoc Nguyen (2019). Biodegradable food packaging membrane from bacterial cellulose and bacteriocin for preserving raw food. Vietnam Journal of Food Control. 3: 114-120.

. Huỳnh Đại Phú, Đặng Quốc Đạt, Nguyễn Bá Giáp, Đinh Tiến Hải & Nguyễn Vũ Việt Linh (2017). Nghiên cứu chế tạo vi sợi cellulose từ vi khuẩn ứng dụng làm vật liệu composite nền epoxy. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 27: 67-73.

. Đinh Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Thuỳ Vân & Trần Như Quỳnh (2012). Nghiên cứu vi khuẩn acetobacter xylinum tạo màng bacterial cellulose ứng dụng trong điều trị bỏng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (4): 453-462

. Nguyễn Thị Thu Sang, 2014. Qui trình sản xuất thạch dừa. Đại học Công nghệ thực phẩm TP. Hồ Chí minh.

. Cao Thị Nhung, 2003. Kĩ thuật sản xuất bột giấy và giấy. Đại học Bách Khoa, TP. Hồ Chí Minh.

. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3229 : 2015 (2015). Tiêu chuẩn Việt Nam về Giấy - Xác định độ bền xé.

. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1862 - 2: 2010 (2010). Tiêu chuẩn Việt Nam về Giấy và cáctông - Xác định tính chất bền kéo.

. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6727 : 2007 (2007). Tiêu chuẩn Việt Nam về Giấy và cáctông - Xác định độ hút nước.

. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8845-2:2011 (2011). Tiêu chuẩn Việt Nam về Bột giấy - Xeo tờ mẫu.

. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5899 : 2001 (2001). Tiêu chuẩn Việt Nam - Giấy viết.

Tải xuống

Số lượt xem: 478
Tải xuống: 393

Đã Xuất bản

15/06/2024

Cách trích dẫn

Hoàng Xuân Niên. (2024). Nghiên cứu thông số công nghệ tạo màng cellulose sinh học từ nước quả dừa khô. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(3), 135–143. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.135-143

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ