Kiểm toán chất thải rắn từ hoạt động giâm hom keo lai tại xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, Đồng Nai


Các tác giả

  • Vũ Thị Thu Hoà Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Lâm Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thị Hoa Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Văn Nữ Thái Thiên Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.089-098

Từ khóa:

Chất thải rắn, giâm hom, kiểm toán chất thải, keo lai, quản lý chất thải rắn

Tóm tắt

Giâm hom keo lai là hoạt động nông nghiệp phổ biến tại xã Quảng Tiến, trong quá trình sản xuất đã phát sinh một lượng chất thải rắn (CTR) khá lớn. Nghiên cứu sử dụng công cụ kiểm toán chất thải nhằm định lượng CTR phát sinh và các biện pháp giảm thiểu CTR đối với hoạt động giâm hom keo lai. Kết quả kiểm toán CTR tại 05 hộ vào mùa khô và mùa mưa năm 2023 và đầu năm 2024 cho thấy, các nông hộ có quy mô canh tác lớn (từ 0,1 ha đến 1 ha). Chu kì canh tác của cây hom từ giai đoạn giâm hom đến giai đoạn thành cây con là 2,5 đến 3 tháng. Kết quả phỏng vấn 68 hộ trên địa bàn xã Quảng Tiến cho thấy công tác giâm hom bao gồm các giai đoạn sàng đất, đóng bầu giâm hom, chăm sóc và xuất cây non. Với mỗi giai đoạn trên, lượng phát sinh CTR là không giống nhau và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nhìn chung, với mỗi lô hom (khoảng 100.000 bầu cây) thải ra 4,2 tấn CTR với thành phần phức tạp. Tổng khối lượng CTR toàn xã khoảng 54.208 tấn/năm. Tỉ lệ thu hồi CTR thấp, CTR được tái chế, tái sử dụng chủ yếu từ đất, đá lớn (47,1%), nhựa (57,4%); CTR được đem bán phế liệu là nhựa (39,7%), gỗ (16,2%). Phần lớn các CTR (bao gồm bao bì thuốc bảo vệ thực vật) không được phân loại và được các hộ dân thuê xe đem đổ bỏ.

Tài liệu tham khảo

. Awasthi Prakash, Chataut Gopi & Khatri Ram (2023). Solid waste composition and its management: A case study of Kirtipur Municipality-10. Heliyon. 9(11). DOI: https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2023.e21360

. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2017). Báo cáo Môi trường quốc gia 2017 - Quản lý chất thải.

. Guerrero Lilliana Abarca, Maas Ger & Hogland William (2013). Solid waste management challenges for cities in developing countries. Waste management. 33(1): 220-232. DOI: https://doi.org/10.1016/j.wasman.2012.09.008

. Sodoke Stephen, Amuah Ebenezer Ebo Yahans, Joseph Agbo, Osei Jeff DaCosta, Douti Nang Biyogue, Fei-Baffoe Bernard & Anokye Kwame (2022). Market-based waste segregation and waste bin siting suitability studies using GIS and multi-criteria evaluation in the Kumasi Metropolis. Environmental Challenges. 9: 100655. DOI: https://doi.org/10.1016/j.envc.2022.100655

. Patwa Aakash, Parde Divyesh, Dohar Devendra, Vijay Ritesh & Kumar Rakesh (2020). Solid waste characterization and treatment technologies in rural areas: An Indian and international review. Innovation Environmental Technology. 20: 101066. DOI: https://doi.org/10.1016/j.eti.2020.101066

. Pujara Yash, Pathak Pankaj, Sharma Archana & Govani Janki (2019). Review on Indian Municipal Solid Waste Management practices for reduction of environmental impacts to achieve sustainable development goals. Journal of Environmental Management. 248: 109238. DOI: https://doi.org/10.1016/j.jenvman.2019.07.009

. Chen Ting, Qiu Xiaopeng, Feng Huajun, Yin Jun & Shen Dongsheng (2021). Solid digestate disposal strategies to reduce the environmental impact and energy consumption of food waste-based biogas systems. Bioresource Technology. 325: 124706. DOI: https://doi.org/10.1016/j.biortech.2021.124706

. Tian Meirong, Gao Jixi, Zheng Zhirong & Yang Zhaoping (2012). The Study on the ecological footprint of rural solid waste disposal-example in Yuhong District of Shenyang. Procedia environmental sciences. 16: 95-101. DOI: https://doi.org/10.1016/j.proenv.2012.10.013

. Võ Thị Nho & Lê Phước Cường (2014). Hiện trạng và giải pháp trong quản lý chất thải rắn nông nghiệp tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng. 11(84): 43-47.

. Trần Anh Tuấn (2019). Hiện trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp và các đề xuất cải thiện: trường hợp nghiên cứu ở xã Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ XI.

. Ngô Thị Bảo Minh, Lê Hồng Lịch & Trương Minh Cường (2019). Nghiên cứu hiện trạng và các hình thức quản lý chất thải rắn trên đồng ruộng vùng trồng lúa Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 9: 106

. Phạm Thị Việt Anh (2006). Kiểm toán môi trường. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

. Tejada JJ & Punzalan JRB (2012). On the misuse of Slovin’s formula. The philippine statistician. 61(1): 129-136.

. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2011). Báo cáo môi trường Quốc gia 2011 - Quản lý chất thải rắn.

Tải xuống

Số lượt xem: 92
Tải xuống: 40

Đã Xuất bản

15/08/2024

Cách trích dẫn

Vũ, T. T. H., Nguyễn, V. L., Nguyễn, T. H., & Văn, N. T. T. (2024). Kiểm toán chất thải rắn từ hoạt động giâm hom keo lai tại xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(4), 089–098. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.089-098

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường