Đánh giá sinh trưởng và chất lượng thân cây của khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Keo lá tràm tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên


Các tác giả

  • Phùng Văn Tỉnh Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Trần Hữu Biển Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Anh Tuấn Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Thanh Minh Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Trọng Tài Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Kiên Cường Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Nguyễn Tiến Duy Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.041-049

Từ khóa:

Chất lượng thân cây, Keo lá tràm, Phú Yên, sinh trưởng

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả đánh giá sinh trưởng và chất lượng thân cây của khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Keo lá tràm tại Tây Hòa, Phú Yên. Các chỉ tiêu chiều cao, đường kính, độ thẳng thân, độ nhỏ cành đã được đo tại các thời điểm tuổi 43 tháng và 81 tháng tuổi. Khảo nghiệm đã được tỉa thưa chọn lọc và tỉa thưa di truyền tại các thời điểm 20 tháng tuổi và 43 tháng tuổi. Sau khi tỉa thưa di truyền mật độ bình quân của khảo nghiệm đạt 310 cây/ha. Sinh trưởng đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và thể tích thân cây bình quân của khảo nghiệm đạt được lần lượt là 11,7 cm, 10,9 m và 60,8 dm3/cây. Thời điểm 81 tháng tuổi, mật độ của khảo nghiệm còn 283 cây/ha. Sinh trưởng về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và thể tích thân cây bình quân của khảo nghiệm đạt được lần lượt là 19,1 cm, 16,5 m và 243,8 dm3/cây. Khảo nghiệm có chất lượng thân cây tốt, đạt được 4,3, 4,7, 4,2 và 4,4 điểm tương ứng cho các chỉ tiêu độ thẳng thân cây, độ nhỏ cành, sức khỏe và chất lượng tổng hợp thân cây. Chọn lọc được 25 cá thể có sinh trưởng nhanh và chất lượng thân cây tốt nhất khảo nghiệm từ nhóm những gia đình sinh trưởng tốt nhất khảo nghiệm.

Tài liệu tham khảo

. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003). Phát triển các loài Keo Acacia ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

. K. Pinyopusarerk (1990). Acacia auriculiformis: an annotated bibliography. Winrock International -F/FRED and ACIAR, Bangkok, Thailand.

. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2021). Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 về việc Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

. Nguyễn Đức Kiên, Đỗ Hữu Sơn, Hà Huy Thịnh, Dương Thanh Hoa, Nghiêm Quỳnh Chi, Trịnh Văn Hiệu, Dương Hồng Quân, Cấn Thị Lan, Ngô Văn Chính & Hà Huy Nhật (2023). Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính” giai đoạn 2017 - 2021. Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

. Vũ Tiến Hinh & Phạm Ngọc Giao (1997). Giáo trình Điều tra rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

. Bộ khoa học và Công nghệ (2017). Giống cây lâm nghiệp - khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng. Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ.

. Lê Đình Khả & Dương Mộng Hùng (1998). Giáo trình cải thiện giống cây rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp.

Tải xuống

Số lượt xem: 38
Tải xuống: 128

Đã Xuất bản

15/08/2024

Cách trích dẫn

Phùng Văn Tỉnh, Hữu Biển, T., Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Minh, Nguyễn Trọng Tài, Nguyễn Kiên Cường, & Nguyễn Tiến Duy. (2024). Đánh giá sinh trưởng và chất lượng thân cây của khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 Keo lá tràm tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(4), 041–049. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.041-049

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng