Nghiên cứu cảm ứng và bước đầu nhân nuôi sinh khối rễ cây dược liệu rau đắng đất (Glinus oppositifolius L.)


Các tác giả

  • Đặng Thu Hoà Viện Nghiên cứu Rau quả
  • Vũ Hương Giang Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Vũ Thanh Phong Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đặng Thị Thanh Tâm Học viện Nông nghiệp Việt Nam
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.2.2024.022-030

Từ khóa:

Auxin, cao nấm men, nuôi cấy rễ, rễ bất định, -NAA

Tóm tắt

Rau đắng đất (Glinus oppositifolius L.) là một cây dược liệu có giá trị trong y học cổ truyền và hiện đại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rễ cây Rau đắng đất tích lũy nhiều hợp chất thứ cấp có giá trị. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các thông số kỹ thuật để cảm ứng và nhân nuôi rễ cây Rau đắng đất trong điều kiện in vitro. Vật liệu để cảm ứng rễ được sử dụng là chồi đỉnh và mô lá cây Rau đắng đất in vitro. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mẫu chồi cảm ứng ra rễ đạt 100% và có số rễ, chiều dài rễ trung bình cao nhất trên môi trường MS có bổ sung 0,75mg/l a-NAA. Với mẫu cấy là mô lá, môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l a-NAA là môi trường cảm ứng rễ tối ưu. Trong giai đoạn nuôi cấy rễ, các nhân tố như auxin, cao nấm men, điều kiện chiếu sáng đều tác động đến sự tăng trưởng sinh khối rễ. Rễ in vitro của cây Rau đắng đất sinh trưởng tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l a-NAA và 0,75 mg/l cao nấm men. Nuôi cấy rễ trong điều kiện tối kích thích rễ tăng trưởng tốt hơn điều kiện có chiếu sáng 16 giờ trên ngày. Các kết quả thu được là kết quả bước đầu cho hướng nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy sinh khối rễ cây dược liệu Rau đắng đất để thu các hợp chất thứ cấp có giá trị.

Tài liệu tham khảo

. Shi-Lin Chen, Hua Yu, Hong-Mei Luo, Qiong Wu, Chun-Fang Li & André Steinmetz (2016). Conservation and sustainable use of medicinal plants: problems, progress, and prospects. Chinese Medicine. 11(1): 37.

. M. J. Hussain, Y. Abbas, N. Nazli, S. Fatima, S. Drouet, C. Hano & B. H. Abbasi (2022). Root Cultures, a Boon for the Production of Valuable Compounds: A Comparative Review. Plants (Basel). 11(3).

. K. W. Yu, H. N. Murthy, C. S. Jeong, E. J. Hahn & K. Y. Paek (2005). Organic germanium stimulates the growth of ginseng adventitious roots and ginsenoside production. Process Biochemistry. 40(9): 2959-2961.

. Tania Chakraborty & Santanu Paul (2017). Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC.: A Repository of Medicinal Potentiality. International Journal of Phytomedicine. 9: 543.

. Walter H. Lewis (1986). The Useful Plants of West Tropical Africa. Economic Botany. 40(2): 176-176.

. Shi-Yuan Sheu, Chun-Hsu Yao, Yi-Chih Lei & Tzong-Fu Kuo (2014). Recent progress in Glinus oppositifolius research. Pharmaceutical Biology. 52(8): 1079-1084.

. D. Lee, J. Y. Kim, H. C. Kwon, J. Kwon, D. S. Jang & K. S. Kang (2022). Dual Beneficial Effects of α-Spinasterol Isolated from Aster pseudoglehnii on Glucose Uptake in Skeletal Muscle Cells and Glucose-Stimulated Insulin Secretion in Pancreatic β-Cells. Plants (Basel). 11(5).

. Carole Seidel, Michael Schnekenburger, Aloran Mazumder, Marie-Hélène Teiten, Gilbert Kirsch, Mario Dicato & Marc Diederich (2016). 4-Hydroxybenzoic acid derivatives as HDAC6-specific inhibitors modulating microtubular structure and HSP90α chaperone activity against prostate cancer. Biochemical Pharmacology. 99: 31-52.

. Yao Fong, Chia-Chun Tang, Huei-Ting Hu, Hsin-Yu Fang, Bing-Hung Chen, Chang-Yi Wu, Shyng-Shiou Yuan, Hui-Min David Wang, Yen-Chun Chen, Yen-Ni Teng & Chien-Chih Chiu (2016). Inhibitory effect of trans-ferulic acid on proliferation and migration of human lung cancer cells accompanied with increased endogenous reactive oxygen species and β-catenin instability. Chinese Medicine. 11(1): 45.

. A. B. Awad, R. Roy & C. S. Fink (2003). Beta-sitosterol, a plant sterol, induces apoptosis and activates key caspases in MDA-MB-231 human breast cancer cells. Oncol Rep. 10(2): 497-500.

. S. N. Sharma, Z. Jha & R. K. Sinha (2013). Establishment of in vitro adventitious root cultures and analysis of andrographolide in Andrographis paniculata. Nat Prod Commun. 8(8): 1045-7.

. Elizabete Catapan, Michel Otuki & Ana Viana (2001). In vitro culture of Phyllanthus stipulatus (Euphorbiaceae). Revista Brasileira de Botânica. 24.

. Majid Mahdieh, M. Noori & Simin Hoseinkhani (2015). Establishment of In vitro Adventitious Root Cultures and Analysis of Flavonoids in Rumex crispus. Plant Tissue Culture and Biotechnology. 25.

. Poornananda Naik & Jameel Al-Khayri (2016). Abiotic and Biotic Elicitors–Role in Secondary Metabolites Production through In Vitro Culture of Medicinal Plants. 247-277.

. Hina Fazal, Bilal Haider Abbasi, Nisar Ahmad, Syed Shujait Ali, Fazal Akbar & Farina Kanwal (2016). Correlation of different spectral lights with biomass accumulation and production of antioxidant secondary metabolites in callus cultures of medicinally important Prunella vulgaris L. Journal of Photochemistry and Photobiology B: Biology. 159: 1-7.

Tải xuống

Số lượt xem: 187
Tải xuống: 176

Đã Xuất bản

16/04/2024

Cách trích dẫn

Thu Hoà, Đặng, Hương Giang, V., Thanh Phong, V., & Thị Thanh Tâm, Đặng. (2024). Nghiên cứu cảm ứng và bước đầu nhân nuôi sinh khối rễ cây dược liệu rau đắng đất (Glinus oppositifolius L.). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(2), 022–030. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.2.2024.022-030

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng