TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY DÒNG VI KHUẨN CHỊU MẶN CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN LÂN Pantoea sp. TTB4.1


Các tác giả

  • Trần An Bình Trường Đại học Cần Thơ
  • Trương Thị Anh Thư Trường Đại học Cần Thơ
  • Nguyễn Vĩnh Thái Trường Đại học Cần Thơ
  • Nguyễn Chánh Tín Trường Đại học Cần Thơ
  • Trần Võ Khánh Toàn Trường Đại học Cần Thơ
  • Trần Văn Bé Năm Trường Đại học Cần Thơ
  • Trần Thị Giang Trường Đại học Cần Thơ

Từ khóa:

Pantoea sp. TTB4.1, RSM-CCD, tối ưu hóa, vi khuẩn chịu mặn, vi khuẩn hòa tan lân

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là chọn lọc được nguồn carbon và nitrogen trong môi trường nuôi cấy dòng vi khuẩn chịu mặn có khả năng hòa tan lân Pantoea sp. TTB4.1 cho hàm lượng lân hòa tan cao nhất. Đồng thời nghiên cứu này cũng thực hiện tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hòa tan lân của dòng vi khuẩn Pantoea sp. TTB4.1 theo mô hình RSM-CCD (Response surface methodology-Central composite design). Bốn yếu tố được tối ưu bao gồm nồng độ carbon (5-15 g/L), nồng độ nitrogen (0,05-0,15 g/L), pH ban đầu (6,0-8,0), và mật số giống chủng (7,7-11,7 log(CFU/mL)). Kết quả cho thấy rằng glucose và (NH4)2SO4 lần lượt là nguồn carbon và nitrogen thích hợp để dòng vi khuẩn Pantoea sp. TTB4.1 hòa tan lân cao nhất. Bên cạnh đó, kết quả tối ưu hóa theo mô hình RSM-CCD xác định nồng độ glucose từ 11,52-12,49 g/L, nồng độ (NH4)2SO4 từ 0,112-0,118 g/L, pH ban đầu từ 7,4-7,5 và mật số giống chủng từ 10,4-10,7 log(CFU/mL) là điều kiện tối ưu để thu được lượng lân hòa tan tốt nhất từ 1.369,99-1.372,62 mg/L, đạt hiệu suất khoảng 44,8% so với lượng Ca3(PO4)2 (5 g/L) được bổ sung ban đầu.

Tải xuống

Số lượt xem: 20
Tải xuống: 15

Đã Xuất bản

21-12-2023

Cách trích dẫn

An Bình, T., Thị Anh Thư, T., Vĩnh Thái, N., Chánh Tín, N., Võ Khánh Toàn, T., Văn Bé Năm, T., & Thị Giang, T. (2023). TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY DÒNG VI KHUẨN CHỊU MẶN CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN LÂN Pantoea sp. TTB4.1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 003–011. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/160

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng