Đánh giá và giám sát tình trạng sức khỏe rừng tự nhiên bằng tiếp cận phân mảnh rừng ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Lợi Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế
  • Huỳnh Kim Hiếu Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế
  • Dương Văn Thành Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.108-117

Từ khóa:

A Lưới, Landsat, phân mảnh rừng, A Lưới, Landsat, phân mảnh rừng, rừng tự nhiên

Tóm tắt

Ảnh hưởng của các hoạt động sử dụng đất ở những khu vực tiếp giáp với rừng tự nhiên đã và đang đe dọa đến môi trường sống của các loài động vật, thực vật. Phân mảnh rừng là một trong những nguyên nhân chính làm mất đa dạng sinh học, suy giảm chức năng các dịch vụ hệ sinh thái và mất rừng tự nhiên. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá và giám sát tình trạng sức khỏe rừng tự nhiên ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phương pháp tiếp cận độ che phủ và phân mảnh rừng tự nhiên. Ba cảnh ảnh của vệ tinh Landsat TM và OLI của năm 2010, 2015 và 2024 đã được sử dụng đánh giá sự thay đổi che phủ rừng tự nhiên theo không gian và thời gian. Mô hình phân tích không gian hình thái cũng đã được sử dụng để phân tích tình trạng phân mảnh rừng. Kết quả cho thấy độ che phủ rừng tăng, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 01 năm 2024. Phân tích phân mảnh rừng đã cung cấp những minh chứng về tình trạng sức khỏe của rừng bị suy giảm, đặc biệt những khu rừng ở gần khu dân cư, các con đường và sông suối gần nhất. Hiệu ứng của bìa rừng và rừng khuyết lõi tăng cùng với diện tích rừng lõi giảm là chỉ số chính về xáo trộn và suy thoái rừng tự nhiên, tăng nguy cơ đe dọa các loài động thực vật, thay đổi cấu trúc rừng, thành phần loài cây và giảm khả năng tồn tại của quần thể cây. Các kết quả đầu ra về dữ liệu không gian là rất hữu ích cho việc kiểm soát phân mảnh môi trường sống, xây dựng kế hoạch quản lý rừng tự nhiên bền vững và giảm áp lực do người dân địa phương gây ra ở khu vực nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

. Thủ tướng chính phủ (2013). Quyết định số 1250/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 31 tháng 7 năm 2013: Phê duyệt chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

. BirdLife International (2022). The World Database of Key Biodiversity Areas. Developed by the Key Biodiversity Areas Partnership.

www.keybiodiversityareas.org.

. USAID: U.S. Agency for International Development (2018a). Assessment of the Biodiversity of Hue Saola Nature Reserve, Thua Thien Hue, Vietnam. Downloaded from https://pdf.usaid.gov/pdf_ docs/PA00TSDQ.pdf.

. Young A. Boyle T. Young A. Boshier D. & Boyle T. (2000). Forest fragmentation. In: Forest conservation genetics: principles and practice. CSIRO-Publishing.123-134.

. Saunders D. A. Hobbs R. J. & Margules, C.R. (1991). Biological consequences of ecosystem fragmentation: A review. Conservation Biology. 5: 18-32.

.Snyder M. C. (2015). Vermont Forest Fragmentation Report. Available from: https://fpr.vermont.gov/sites/fpr/files/About_the_Department/News/Library/FOREST%20FRAGMENTA TION_FINAL_rev06-03-15.pdf.

. Ghazoul J. & Sheil D. (2010). Tropical rain forest ecology, diversity, and conservation. Oxford University Press, New York. 496.

. Fahrig L. (2002). Effect of habitat fragmentation on the extinction threshold: a synthesis. Ecol Appl 12: 346–353.

. Pause M. Schweitzer C. Rosenthal M. Keuck V. JBumberger J. Dietrich P. Heurich M. Jung A & Lausch A. (2016). In Situ/Remote Sensing Integration to Assess Forest Health-A Review. Remote Sensing. 8(471). DOI:10.3390/rs8060471.

. Sahana M. Sajjad H. & Ahmed R. (2015) Assessing spatiotemporal health of forest cover using forest canopy density model and forest fragmentation approach in Sundarban reserve forest, India. Modeling Earth Syst Environ. 1:1–10.

. Redowan M. Akter S. & Islam N. (2014). Analysis of forest cover change at Khadimnagar National Park, Sylhet, Bangladesh, using Landsat TM and GIS data. J For Res. 25:393–400.

. Nazimur R. T. Raihan A. P. C. & Nazrina A. B. (2019). Assessment of forest health status using a forest fragmentation approach: a study in Patharia Hills Reserve Forest, northeast India. Modeling Earth Systems and Environment.

https://doi.org/10.1007/s40808-019-00652-5.

. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2023). Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

. Anthony J. Viera & Joanne M. G. (2005). Understanding Interobserver Agreement: The Kappa Statistic", Family Medicine 2005. 35: 360-363.

. Vogt P.& Riitters K. (2018). Guidos Toolbox: universal digital image object analysis. European Journal of Remote Sensing. 50(1): 352-361

DOI: 10.1080/22797254.2017.1330650.

. Trương Quang Hoàng, Nguyễn Đình Phước, Nguyễn Văn Lợi, Phan Văn Hùng & Trần Hữu Tâm (2023). Ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng từ hiệu quả một số mô hình quản lý rừng cộng đồng ở huyện A Lưới và Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Rừng và Môi trường. 43-51.

. Pfeifer M. Lefebvre V. Peres C. A. Banks-Leite C. & Wearn O. R. (2017). Creation of forest edges has a global impact on forest vertebrates. Nature. 551:187.

. Ha Van Tiep (2015). Forest fragmentation in Vietnam: Effects on tree diversity, populations and genetics. Wöhrmann Print Service B.V, the Netherlands. 114.

. Haddad N. M. Brudvig L. A. Clobert J. Davies K. F. Gonzalez A. Holt R. D. Lovejoy T. E. Sexton J. O. Austin M. P. Collins C. D. Cook W. M. Damschen E.I. Ewers R. M. Foster B.L. Jenkins C. N. King A. J. Laurance W. F. Levey D. J. Margules C. R. Melbourne B. A. Nicholls A. O. Orrock J. L. Song D. X. & Townshend J. R. (2015). Habitat fragmentation and its lasting impact on Earth’s ecosystems. Science Advances 1. e1500052. DOI: 10.1126/sciadv.1500052.

Tải xuống

Số lượt xem: 69
Tải xuống: 109

Đã Xuất bản

15/08/2024

Cách trích dẫn

Nguyen Van Loi, Huỳnh Kim Hiếu, & Dương Văn Thành. (2024). Đánh giá và giám sát tình trạng sức khỏe rừng tự nhiên bằng tiếp cận phân mảnh rừng ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(4), 108–117. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.108-117

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường