Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ tổng hợp nhóm rệp sáp - môi giới truyền bệnh tua mực - hại cây Quế ở vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thành Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.118-126

Từ khóa:

Kỹ thuật lâm sinh, phòng trừ tổng hợp, Rệp sáp, rừng trồng, thuốc bảo vệ thực vật

Tóm tắt

Cây Quế (Cinnamomum cassia Nees ex Blume) là loài có giá trị, nguồn gốc từ Đông Nam Á và Trung Quốc, được gây trồng phổ biến ở Việt Nam. Đến nay đã ghi nhận hơn 19 loài sâu, bệnh gây hại cây Quế ở Việt Nam, trong đó nhóm rệp sáp - môi giới truyền bệnh tua mực – gây hại phổ biến nhất đối với vùng Nam Trung Bộ. Nghiên cứu này nhằm xác định được các biện pháp phòng trừ tổng hợp nhóm rệp sáp (Rệp sáp Icerya aegyptiaca, Rệp sáp bông Icerya seychellarum và Rệp sáp vảy Aulacaspis tubercularis) là môi giới truyền bệnh tua mực hại cây Quế. Biện pháp lâm sinh đã hạn chế hiệu quả mật độ và tỷ lệ cây quế bị các loài côn trùng là véc tơ lây truyền bệnh tua mực gây hại, mật độ các loài rệp sáp đã giảm đáng kể. Trong số các công thức thí nghiệm, công thức thí nghiệm tỉa thưa những cây còi cọc, cành, cây bị rệp hại nặng, dọn thực bì, bón phân, xới vun gốc ở mật độ 1.000 - 2.000 cây/ha có hiệu quả cao nhất. Bẫy dính màu vàng có hiệu quả cao nhất, kết quả nghiên cứu phòng trừ sinh học ở trong phòng thí nghiệm cho thấy chế phẩm Beauveria bassiana và thuốc sinh học Flupyradifurone có hiệu lực trừ 03 loài Rệp sáp bông có hiệu lực cao nhất (84,5 - 85,2%) sau 9 ngày theo dõi và có thể sử dụng trong phòng trừ nhóm rệp sáp ở vườn ươm và rừng trồng. Hai loại thuốc hóa học Cypermap 25EC (CT1) và Nugor super 450EC (CT2) có hiệu lực trừ 03 loài rệp sáp rất mạnh, đều đạt trên 90% sau 7 ngày thí nghiệm.

Tài liệu tham khảo

. Acosta K., Zamora L., Pinol B., Fernandez A., Chavez A., Flores G. & Arocha Y. (2013). Identification and molecular characterization of phytoplasmas and rickettsia pathogens associated with ‘Bunchy Top Symptom’(BTS) and ‘Papaya Bunchy Top’(PBT) of papaya in Cuba. Crop Protection. 45: 49-56.

. Aljanabi S., Parmessur Y., Moutia Y., Saumtally S. & Dookun A. (2001). Further evidence of the association of a phytoplasma and a virus with yellow leaf syndrome in sugarcane. Plant Pathology. 50(5): 628-636.

. Bùi Thị Huyền & Đinh Thị Thuỳ Dung (2017). Chọn lọc cây trội và nhân giống Quế (Cinnamomum cassia Blume) bằng hạt tại Ban quản lý rừng phòng hộ sông Đằn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức. 34: 63-68.

. Chaturvedi Y., Rao G., Tiwari A. K., Duduk B. & Bertaccini A. (2010). Phytoplasma on ornamentals: Detection, diversity and management. Acta Phytopathologica et Entomologica Hungarica. 45: 31-69.

. Dang Nhu Quynh, Pham Quang Nam, Nguyen Manh Ha & Pham Quang Thu (2017). First report of Phytophthora cinnamomi on Cinnamomum in Vietnam. Proceeding of Conference on Phytophthora in Forest and Natural Ecosystems. ed. IUFRO.

. Đào Ngọc Quang, Đặng Như Quỳnh, Nguyễn Mạnh Hà, Phạm Quang Thu, Đinh Văn Thọ & Nguyễn Minh Chí (2022). Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh tua mực hại cây Quế (Cinnamomum cassia) ở vùng Nam Trung Bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 21: 51-59.

. Ekrem A. & Serkan P. (2015). Attractiveness of various colored sticky traps to some pollinating insects in apple. Turkish Journal of Zoology. 39(3): 15.

. Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Bình, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Văn Việt, Nguyễn Thị Minh Hằng & Đào Ngọc Quang (2022). Côn trùng chính hút - véc tơ lây truyền bệnh tua mực hại cây Quế ở vùng Nam Trung bộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 23: 63-69.

. Trịnh Xuân Hoạt, Nguyễn Đức Thành, Ngô Gia Bôn, Mai Văn Quân & Vũ Duy Hiện (2012). Phát hiện và xác định Phytoplasma liên quan đến bệnh chổi rồng hại sắn tại một số tỉnh phía Nam Việt Nam. Tạp chí Bảo vệ thực vật. 2: 10-14.

. Võ Duy Loan (2012). Bệnh chổi rồng trên cây sắn và biện pháp phòng trừ. Thông tin Khoa học và Công nghệ, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi.

. Võ Duy Loan (2014), Điều tra đánh giá sâu bệnh hại Quế và nghiên cứu ứng dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây Quế tại huyện Trà Bồng, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi.

. Wang Z. & Tong X. (2017). A new species of Helionothrips from China (Thysanoptera, Panchaetothripinae). ZooKeys. 714: 47-49.

. Weintraub P. G. & Beanland L. (2006). Insect Vectors of Phytoplasmas. Annual Review of Entomology. 51(1): 91-111.

Tải xuống

Số lượt xem: 264
Tải xuống: 229

Đã Xuất bản

15/08/2024

Cách trích dẫn

Nguyễn, V. T., & Đào, N. Q. (2024). Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ tổng hợp nhóm rệp sáp - môi giới truyền bệnh tua mực - hại cây Quế ở vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(4), 118–126. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.118-126

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường