ĐẶC TÍNH CỌC GỖ KHAI QUẬT TẠI KHU VỰC KHẢO CỔ PHÍA BẮC ĐOAN MÔN, HOÀNG THÀNH THĂNG LONG


Các tác giả

  • Lê Xuân Phương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Co rút, gỗ khảo cổ, Hoàng Thành Thăng Long, khối lượng thể tích, thành phần hóa học

Tóm tắt

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010. Hoạt động khai quật từ năm 2002 đến nay đã phát hiện hàng nghìn di vật gỗ tại đây. Hai cọc gỗ, ký hiệu ĐM.GO.012 và ĐM.GO.005 lấy tại khu vực các cọc chôn tại đường nước lớn ở khu vực khai quật khảo cổ học phía Bắc Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long được lấy mẫu năm 2013 và tiến hành xác định một số tính chất vật lý và thành phần hóa học cơ bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai mẫu gỗ có các đặc tính vật lý và hóa học không giống nhau, thể hiện mức độ mục ruỗng khác nhau, phù hợp với đặc điểm ngoại quan bên ngoài khi quan sát bằng mắt thường. Gỗ khảo cổ ngập nước co rút mạnh, có thành phần chất tan lớn, hàm lượng Klason lignin cao và hàm lượng xenluloza thấp thể hiện mức độ tác động của điều kiện môi trường, làm giảm đáng kể đặc tính cơ học của mẫu cọc.

Tải xuống

Số lượt xem: 18
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28/09/2014

Cách trích dẫn

Xuân Phương, L. (2014). ĐẶC TÍNH CỌC GỖ KHAI QUẬT TẠI KHU VỰC KHẢO CỔ PHÍA BẮC ĐOAN MÔN, HOÀNG THÀNH THĂNG LONG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 102–110. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1350

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ