CHỨNG CHỈ TÔM SINH THÁI NATURLAND TRONG BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN Ở CÀ MAU TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC Trần Thị Thu Hà


Các tác giả

  • Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cà Mau, chứng chỉ, nuôi tôm, rừng ngập mặn, tôm sinh thái Naturland

Tóm tắt

Chứng chỉ tôm sinh thái Naturland là một trong những cơ chế quản trị môi trường dựa vào thị trường trong đó bảo vệ rừng ngập mặn là một yêu cầu bắt buộc đối với người nuôi tôm đã áp dụng ở Cà Mau từ năm 2002. Một mặt, cơ chế này tạo ra các sản phẩm tôm sinh thái an toàn cho người sử dụng, đảm bảo thu nhập cho người sản xuất. Mặt khác, cơ chế này cũng đảm bảo việc bảo vệ rừng ngập mặn ở những khu vực nuôi tôm- rừng kết hợp và đóng góp vào bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cả về số lượng và chất lượng ở Cà Mau trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên,quá trình thực hiện chứng chỉ Naturlandđã nảy sinh những thách thức cần giải quyết để cơ chế này thật sự đóng góp vào việc bảo vệ rừng ngập mặn. Nghiên cứu được thực hiện tại 02 điểm nuôi tôm sinh thái Naturland ở Cà Mau đã xác định được 03 vấn đề cần phải giải quyết gồm: (i) bất cập trong các quy định về tỷ lệ diện tích rừng-tôm và cách đánh giá của IMO trong cấp chứng chỉ; (ii) cơ chế chi trả đối với tôm sinh thái Naturland chưa thật sự tạo ra sự khác biệt về giá trị tăng thêm của tôm được cấp chứng chỉ so với tôm không được cấp chứng chỉ; (iii) bất cập trong công tác quản lý nhất là tỷ lệ ăn chia sản phẩm sau khai thác giữa công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng với hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng. Các giải pháp tập trung vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu về phân chia lợi ích từ sản phẩm tôm sinh thái và sản phẩm gỗ sau khai thác giữa các bên liên quan, trong đó người dân nuôi tôm được cấp chứng chỉ Naturland phải được hưởng lợi ích xứng đáng và có quyền chủ động trong các hoạt động quản lý bảo vệ rừng ngập mặn.

Tải xuống

Số lượt xem: 39
Tải xuống: 20

Đã Xuất bản

25/09/2015

Cách trích dẫn

Thị Thu Hà, T. (2015). CHỨNG CHỈ TÔM SINH THÁI NATURLAND TRONG BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN Ở CÀ MAU TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC Trần Thị Thu Hà. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 101–109. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1304

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển