NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÁY ĐO LỰC CẮT MÃ HIỆU CEVT - C25 TẠI VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


Các tác giả

  • Hoàng Tiến Đượng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Đo lực cắt, lực cắt gỗ, máy đo lực, nâng cao hiệu quả sử dụng máy

Tóm tắt

Máy đo lực cắt mã hiệu CEVT - C25 của Viện công nghiệp gỗ, trường Đại học Lâm nghiệp dùng để đo lực cắt hiện nay khi làm việc máy có hai hạn chế như sau: Thứ nhất là khi làm việc thường gây hiện tượng xước thớ gỗ, kẹt dao, điều này làm cho số liệu về lực cắt đo được là không chính xác. Thứ hai là chiều rộng và chiều dài cắt lớn, gây hao tốn năng lượng và nguyên vật liệu, hiệu quả sử dụng máy không cao. Bài báo giới thiệu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng máy, bao gồm: Thứ nhất là nâng cao tần số điện cho động cơ đẩy gỗ, từ đó làm tăng tốc độ cắt, quá trình cắt mẫu sẽ diễn ra bình thường (không bị xước gỗ, kẹt dao), căn cứ khoa học ở đây là khi tăng tần số điện f thì số vòng quay của động cơ tăng theo, khi đó tốc độ cắt gỗ tăng lên. Thứ hai là việc giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu trong quá trình cắt được giải quyết bằng cách giảm chiều rộng mẫu và chiều dài mẫu cắt, căn cứ khoa học cho giải pháp này là khi giảm chiều rộng và chiều dài phoi cắt thì lực cắt, công suất cắt giảm xuống. Kết quả cho thấy: Khi nâng tần số làm việc cho động cơ điện từ 50Hz lên 75Hz, tốc độ cắt của máy tăng gấp 1,5 lấn, quá trình cắt mẫu diễn ra bình thường (không bị  xước gỗ, không bị kẹt dao). Khi giảm chiều rộng mẫu cắt từ 25mm xuống 10mm (nếu giảm chiều rộng nhỏ quá thì ảnh hưởng lớn tới độ cứng vững của phôi khi cắt) và chiều dài mẫu cắt từ 200mm xuống 100mm thì tiết diện cắt giảm 2,5 lần và chiều dài cắt giảm được 2 lần, khi đó chi phí cho năng lượng và chi phí cho nguyên liệu đều giảm được gần 4 lần.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 20

Đã Xuất bản

30/06/2015

Cách trích dẫn

Tiến Đượng, H. (2015). NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÁY ĐO LỰC CẮT MÃ HIỆU CEVT - C25 TẠI VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 065–070. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1272

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ