ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG QUẾ (CINNAMOMUM CASSIA BLUME) TẠI XÃ YÊN CƯ - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN


Các tác giả

  • Vũ Thị Hường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Triệu Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hiệu quả kinh tế, Quế, rừng trồng, sinh trưởng, Yên Cư

Tóm tắt

Bài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của mô hình rừng trồng Quế tại xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Nội dung chủ yếu gồm sinh trưởng của mô hình rừng trồng Quế (Cinnamomum cassia Blume) và đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu: NPV, BCR, IRR. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của đường kính ( ) từ 10,26 - 11,44 (cm), chiểu cao vút ngọn ( ) từ 7,49 - 8,01 (m), đường kính tán ( ) từ 2,68 - 3,07 (m). Trong 6 OTC nghiên cứu, có trữ lượng cao nhất là 5,00 m3/ha/năm, trữ lượng thấp nhất là 3,87 m3/ha/năm. Hiệu quả kinh tế rừng Quế với chu kì kinh doanh 15 năm: lợi nhuận ròng  NPV (145.727.581 đồng), hiệu suất đầu tư BCR (5,18 đồng), tỷ suất thu hồi vốn nội tại IRR (32%). Qua đó thấy được rằng, Quế trồng thuần loài tại xã Yên Cư có khả năng sinh trưởng khá tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, tạo được công ăn, việc làm, góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường.

Tải xuống

Số lượt xem: 40
Tải xuống: 258

Đã Xuất bản

25/09/2015

Cách trích dẫn

Thị Hường, V., & Thị Hồng Hạnh, T. (2015). ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG QUẾ (CINNAMOMUM CASSIA BLUME) TẠI XÃ YÊN CƯ - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 011–016. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1257

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng