Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý và định hướng sử dụng gỗ một số loài cây trồng phân tán ở vùng Đông Nam Bộ - Việt Nam


Các tác giả

  • Tường Thị Thu Hằng Trường Đại học Thủ Dầu Một

Từ khóa:

cây phân tán, chế biến gỗ, định hướng sử dụng gỗ, Đông Nam Bộ

Tóm tắt

Một số loài cây trồng phân tán trong nghiên cứu này là Thanh thất, Thàn mát, Chân chim ba lá, Hoàng linh và Thanh trà được sử dụng làm cây xanh đô thị hoặc được gây trồng và phân bố rải rác tại các khu bảo tồn thiên nhiên của các tỉnh Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và tính chất cơ lý của gỗ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc định hướng sử dụng hiệu quả vật liệu trong công nghiệp chế biến gỗ. Từ những cơ sở dữ liệu về giải phẫu gỗ và một số tính chất chủ yếu của các loài thu nhận được bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, cùng với những nguyên tắc cơ bản về chế biến vật liệu gỗ tác giả đề xuất định hướng sử dụng gỗ của 5 loài cây làm nguyên liệu trong xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp chế biến gỗ cụ thể là: 1) Gỗ Thanh thất sử dụng hiệu quả trong công nghiệp sản xuất giấy và nguyên liệu cho sản xuất ván dăm, ván sợi, ván dán; 2) Gỗ Chân chim ba lá có thể dùng nguyên liệu cho vật liệu xây dựng, sản xuất đồ mộc nội thất và viên nén; 3) Gỗ Hoàng linh có thể làm vật liệu xây dựng dùng trong kết cấu chịu tải trung bình và sản xuất đồ mộc nội - ngoại thất; 4) Gỗ Thàm mát sử dụng tốt cho vật liệu xây dựng đối với những kết cấu chịu tải cao, nguyên liệu sản xuất đồ mộc dân dụng và công nghiệp; 5) Gỗ Thanh trà dùng làm nguyên liệu cho các công trình dân dụng và sản xuất đồ mộc.

Tải xuống

Số lượt xem: 92
Tải xuống: 32

Đã Xuất bản

20/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Thu Hằng, T. (2023). Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ lý và định hướng sử dụng gỗ một số loài cây trồng phân tán ở vùng Đông Nam Bộ - Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(5), 126–132. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/125

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ