NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ ÉP ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÁN GHÉP KHỐI TỪ GỖ THÂN CÂY DỪA


Các tác giả

  • Lê Văn Tung Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Việt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Độ bền kéo, gỗ Dừa, MOE, MOR, ván ghép khối

Tóm tắt

Bài báo này đánh giá sự ảnh hưởng của một số thông số chế độ ép đến chỉ tiêu chất lượng ván ghép khối được sản xuất từ gỗ thân cây Dừa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Sự thay đổi của độ ẩm thanh cơ sở, lượng keo tráng và áp suất ép có ảnh hưởng không lớn đến tính chất vật lý của ván ghép dạng Block làm từ gỗ Dừa, nhưng chúng có tác động mạnh đến độ bền kéo trượt màng keo, độ bền uốn tĩnh và môđun đàn hồi uốn tĩnh, mà yếu tố ảnh hưởng tích rõ rệt nhất đó là độ ẩm của thanh cơ sở. Ván ghép khối từ gỗ Dừa sử dụng keo SYNTEKO - 1985/1993 có độ bền cơ học và vật lý tốt hơn khi sử dụng keo PVAc - 115A. Thông số chế độ công nghệ gia công tối ưu khi sản xuất ván ghép khối từ gỗ Dừa là: độ ẩm thanh cơ sở 10%, lượng keo tráng 200 g/m2, áp suất ép 1,5 Mpa. Khi đó chỉ số cường độ là: độ bền kéo trượt màng keo 5,72 MPa, độ bền uốn tĩnh 57,21 MPa, môđun đàn hồi uốn tĩnh 5.522 MPa, chất lượng của sản phẩm tương đương với GL18 (theo tiêu chuẩn AS/NZS 1328.2:1998).

Tải xuống

Số lượt xem: 16
Tải xuống: 29

Đã Xuất bản

28/04/2016

Cách trích dẫn

Văn Tung, L., & Hoàng Việt. (2016). NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẾ ĐỘ ÉP ĐẾN CHẤT LƯỢNG VÁN GHÉP KHỐI TỪ GỖ THÂN CÂY DỪA . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 126–134. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1201

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ