NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG LÂM SINH CHO KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN BỀN VỮNG TẠI CHI NHÁNH LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN, TỈNH QUẢNG BÌNH


Các tác giả

  • Trần Hữu Viên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Trường Hải Công ty TNHH MTV LCN Long Đại, tỉnh Quảng Bình

Từ khóa:

Kế hoạch quản lý, lâm sinh, rừng tự nhiên, Trường Sơn, yếu tố kỹ thuật

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu và đề xuất hệ thống lâm sinh cho kế hoạch quản lý rừng tự nhiên bền vững tại Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình bao gồm: (1) Phương thức khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên thực hiện trên diện tích 7.373,0 ha rừng rất giàu với các yếu tố kỹ thuật gồm sản lượng khai thác là 9.917,0 m3/năm, cường độ khai thác đạt 22,5%, trữ lượng khai thác bình quân của khu vực là 52,9 m3/ha, diện tích khai thác bình quân 294,9 ha/năm và luân kỳ khai thác là 25 năm; (2) Phương thức nuôi dưỡng rừng tự nhiên thực hiện trên diện tích 1.780,6 ha rừng trung bình với các yếu tố kỹ thuật gồm nhóm loài cây nuôi dưỡng chủ yếu như Nang (Alangium ridleyi King), Ngát (Gironniera subaequalis), Xoan đào (Prunus arborea… phương pháp chặt nuôi dưỡng là giữ nguyên mật độ của cây tầng cao, chỉ chặt điều chỉnh cấu trúc rừng kết hợp vệ sinh rừng, cường độ chặt nuôi dưỡng là 4,03% tương ứng với trữ lượng khai thác là 9.490,6m3; (3) Phương thức khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và làm giàu rừng trên diện tích 1.066,3 ha thuộc trạng thái rừng chưa có trữ lượng thực hiện theo Quy phạm 14 - 92; (4) Quản lý bảo vệ, duy trì và phát triển vốn rừng thực hiện trên diện tích 10.892,88 ha của rừng giàu, biện pháp quản lý bảo vệ thực hiện theo Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 7

Đã Xuất bản

28-08-2016

Cách trích dẫn

Hữu Viên, T., & Trường Hải, N. (2016). NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG LÂM SINH CHO KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN BỀN VỮNG TẠI CHI NHÁNH LÂM TRƯỜNG TRƯỜNG SƠN, TỈNH QUẢNG BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 015–024. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1127

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng