Định danh lại loài Nưa (Tacca leontopetaloides (L.) Kuntze) ở Trà Cú (Trà Vinh) dựa vào trình tự DNA của gen matK và rbcL


Các tác giả

  • Phạm Thị Mận Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Phạm Văn Bốn Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Ninh Văn Tuấn Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Vũ Đình Hưởng Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

matK, Nưa, phát sinh loài, rbcL, trình tự DNA

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm định danh lại loài Nưa (Tacca leontopeloides (L.) Kuntze) ở Trà Cú (Trà Vinh), đồng thời xác định sự sai khác ở cấp độ phân tử giữa các mẫu tại hai địa điểm khác nhau là Trà Vinh và An Giang. Hai trình tự DNA của gen (matK và rbcL) được sử dụng để phân tích di truyền 5 mẫu lá được lấy từ 5 cây khác nhau (3 mẫu ở Trà Vinh và 2 mẫu ở An Giang). Kết quả, trình tự của cả 2 vùng gen của cả 5 mẫu đều được khuếch đại thành công 100%, với biểu hiện băng khoảng 930 bp ở gen matK và 1.400 bp ở gen rbcL. Kết quả phân tích mối quan hệ di truyền giữa các mẫu nghiên cứu dựa trên trình tự DNA (nucleotide, polypetide) của cả 2 vùng gen trên đều cho thấy có sự tương đồng cao giữa các mẫu nghiên cứu, cả 5 mẫu nghiên cứu đều thuộc cùng một nhóm với giá trị bootstrap 89% dựa vào tình tự của matK và 100% dựa vào trình tự rbcL. Trình tự DNA của cả 2 vùng gen matK và rbcL đều chỉ ra 5 mẫu nghiên cứu thuộc cùng nhóm loài Nưa (Tacca leontopeloides (L.) Kuntze) đã được công bố trên thế giới với giá trị bootstrap 100% cho cả 2 vùng gen. Kết quả nghiên cứu thu được đã khẳng định rằng, cây Nưa đang được trồng ở Trà Cú (Trà Vinh) có tên khoa học là (Tacca leontopeloides (L.) Kuntze); và có sai khác không đáng kể so chúng ở An Giang cũng như trên thế giới cấp độ phân tử.

Tải xuống

Số lượt xem: 4
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Thị Mận, P., Văn Bốn, P., Văn Tuấn, N., & Đình Hưởng, V. (2023). Định danh lại loài Nưa (Tacca leontopetaloides (L.) Kuntze) ở Trà Cú (Trà Vinh) dựa vào trình tự DNA của gen matK và rbcL. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(5), 061–069. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/107

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng