NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA SÂM NAM NÚI DÀNH (CALLERYA SPP.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM


Các tác giả

  • Hoàng Vũ Thơ Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Giâm hom, NAA, nhân giống sâm nam, Sâm nam núi dành, TTG, tỷ lệ ra rễ

Tóm tắt

Nghiên cứu khả năng ra rễ của Sâm nam núi dành (Callerya spp.) bằng phương pháp giâm hom vào vụ Xuân, với hom thu từ cây mẹ tuổi 4 cho thấy: 1) Sử dụng IBA nồng độ 750 ppm cho tỷ lệ ra rễ đạt 11,11%, số rễ trung bình trên hom là 0,24 rễ, chiều dài rễ trung bình trên hom là 3,0 cm và chỉ số ra rễ đạt trị số 0,72; 2) Sử dụng NAA nồng độ 500 ppm cho tỷ lệ hom ra rễ trung bình đạt 11,11%, số rễ trung bình trên hom là 0,20, chiều dài rễ trung bình trên hom là 1,33 cm và chỉ số ra rễ đạt 0,27; 3) Sử dụng TTG cho giâm hom SNND cho tỷ lệ hom ra rễ đạt 2,22%, số rễ trung bình trên hom là 0,02, chiều dài rễ trung bình trên hom là 1,50 cm và chỉ số ra rễ đạt 0,03; Khả năng ra rễ chịu ảnh hưởng rõ rệt của nồng độ hormone, vì vậy trong giâm hom Sâm nam núi dành cần được thử nghiệm trước với các dải nồng độ khác nhau. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở, tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện việc nhân giống vô tính phục vụ gây trồng và phát triển loài cây dược liệu có giá trị cao của nước ta.

Tải xuống

Số lượt xem: 82
Tải xuống: 11

Đã Xuất bản

30/08/2017

Cách trích dẫn

Vũ Thơ, H. (2017). NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA SÂM NAM NÚI DÀNH (CALLERYA SPP.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 029–038. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1044

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả